Quê hương tôi

06-04-2014 Chức năng bình luận bị tắt ở Quê hương tôi by

1. Nguồn gốc

Lịch sử làng xứ ta, hiểu thẹo đúng nghĩa, vẫn là một vùng tối. Những điều chúng ta muốn biết, đều không đủ ảnh sáng để đọc ra. Tất cả chỉ còn dựa vào ký ức của những cụ cao niên. Ký ức này các cụ cũng thừa hưởng từ nhiều thế hệ xa xưa trước, thừa hưởng bằng truyền khẩu, còn văn bản tuyệt nhiên vắng bóng. Di sản truyền miệng này, đôi điều, lại na ná như những chuyện thần thoại.

Từ trước tới nay, đã có nhiều ước mơ khai quật gia phả của tổ tiên nhưng tiếng nói vẫn chưa vang lên được, vì thiếu tài liệu.

Mãi tới ngày 20/12/1972, Cha Đào Nguyên Thống, trong bài "Lịch sử Làng Tráng Liệt” đăng trong đặc san Về Nguồn của Liên Tu sĩ Kẻ Sặt, dựa vào ít điều truyền khẩu, dè dặt đưa ra một giả thuyết: "Quê huơng mình bắt đầu thành hình từ hậu bán thế kỷ 16, khoảng năm 1554. Ông tổ người làng Vân Đồn, tỉnh Nam Định, hiệu là Tráng, kết hôn với bà Liệt, quê ở đâu không rõ… Hai ông bà chung sống với nhau, sinh được bảy ngựời con, 5 trai 2 gái. Vào thời giặc giã nhiễu nhương, hai ông bà đưa con cái và đôi ít người thân cận di cư tới một nơi gọi là La-ga và lập trại ở đó. Thấy làm ăn phồn thịnh, một số người khác xin nhập trại, phần lớn là người tỉnh Nam Định. Sau đó, tên của hai ông bà được dùng để đặt cho khu vực tân sinh này. Danh hiệu Tráng Liệt chào đời từ lúc đó…"

Tiếp theo là ông Vi Sơn, tác giả cuốn "Nghĩ về quê hương Tráng Liệt Bình", xuất bản ngày 09/08/1973, cũng căn cứ vào một vài nguồn truyền khẩu, nêu lên giả thuyết thứ hai: "Vào năm 1553, có hai ông bà tên là Phạm Ngọc Minh và Lê Thị Thông đã theo đạo Công giáo, từ Thanh Hoá phiêu bạt ra Hải Dương vi lý do sinh kế. Lúc đầu, ông bà sống tại làng Châu, cách Kẻ Sặt khoảng 3 cây số về hướng Đông Nam. Sau ông bà lại đến lập nghiệp ở khoảng 4 cây số, về phía Bắc làng Châu. Đó chinh là khu vực cầu sắt và nhà ga, thuộc Kẻ Sặt ngày nay… Bà còn có tên là Liệt, nên thôn ấp của ông bà lúc đó gọi là Liệt thôn, rồi Trang thôn… Vua Lê Thế Tôn (1573 – 1599) vì thấy chữ Trang trùng với tên tổ phụ là vua Lê Trang Tông (1533 – 1548) nên Ngài đã ra dụ, đổi thành chữ Tráng, để tránh Húy và còn cho thêm chữ Bình, để phân biệt với làng Tráng Liệt, thuộc huyện Thanh Hà…".

Sau ông Vi Sơn, là ông Đào Đức Long, trong bài "Kẻ Sặt miền Bắc ngày xưa", đăng trong tập san "Kẻ Sặt ngày nay" số 2, xuất bản tháng 10/1974, lập lại hai giả thuyết trên. Và mặc nhiên coi như đồng tồn tại.

Hi vọng trong tương lai sẽ còn nhiều bài khảo cứu sâu sắc hơn nữa, để những gì bí ẩn về lịch sử sẽ dần dần được sáng tỏ.

2. Diện tíchViệc đo đạc chính xác, chúng ta chưa có điều kiện thực hiện, nhưng theo hiểu biết của những vị cao niên, thì diện tích làng xứ mình khoảng 413 mẫu ta, kể cả thổ cư, ruộng rẫy và đường xá.

3. Địa cưKẻ Sặt, phía Đông giáp làng Châu Khê. Phía Tây giáp làng Phúc Bố. Phía Nam giáp làng Thị Tranh. Phía Bắc giáp làng Vi Lại.

4. Hành chánh: Trựớc năm 1954, Kẻ Sặt thuộc Tổng Thị Tranh, huyện Năng An, phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

5. Dân sốTính tới năm 1954, dân sổ Kẻ Sặt khoảng 10.000 ngườị.

6. Phân chia

Năm 1954, phần lớn dân xứ vào Nam sinh sống. Đa số tập trung ở địa bàn Hố Nai, phía Bắc thành phố Biên Hoà và phân bổ thành 3 khu vực: cây số 8, cây số 7, cây số 6. Cây số 8 là địa điểm chính, mang tên Kẻ Sặt I, dân số hiện nay khoảng 8000 người. Mọi truyền thống Kẻ Sặt đều được lưu giữ tại đây. Thời gian đầu, tất cả đều là người Kẻ Sặt, nhưng năm… Họ đạo Mai Trung được Bề trên địa phận sát nhập thêm vào, nhưng sĩ số không được bao nhiêu, chỉ khoảng 400 người. Tất cả người Kẻ Sặt rải rác trong các tỉnh phía Nam như: Lạc Lâm, Bình An, Phú Thọ, Thủ Đức… đều coi Kẻ Sặt I, Số 8, Hố Nai, là vùng đất tổ mới. Những vấn đề liên hệ tới huyết thống Kẻ Sặt, đều tìm về đây để thấy lời giải đáp. Một Thánh đường rất nguy nga (x. Phụ lục 1, Hình 1), Kiến trúc theo phong cách Đông Tây hòa hợp, được xây cất ngày 11/02/1973 và kiện toàn ngày 19/12/1974. Kiến trúc này vừa là Thành Đô vừa là niềm hãnh diện không nhỏ của người Kẻ Sặt, không những về đường nét kiến trúc mà còn về cả năng lực xây dựng: "hoàn toàn tự túc". Kiến thiết một Thánh đường, tầm cỡ như Thánh đường Kẻ Sặt, mà tự lập nguồn tài chánh, không phiền hà tới bất cứ lòng hảo tâm nào bên ngoài, phải nói ít nơi có thể làm được.

Kẻ Sặt số 7 chỉ gồm ít gia đình, tổng số khoảng 70 người, cũng có một nguyện đường mang tên "Đền Thánh Vicentê" (x. Phụ lục 1, Hình 2) đây là hậu thân của Đền Vicentê ngoài Bẳc. Hiện tại Vicentê trực thuộc Giáo xứ Bắc Hải, do Cha Phạm Ngọc Hoan, cũng người Kẻ Sặt coi sóc.

Kẻ Sặt số 6, đông hơn Vicentê, dân sổ khoảng 800 người, mang tên Kẻ Sặt II, cũng có một Thánh đường (x. Phụ lục 1, Hình 3), tuy không lớn nhưng khá đẹp mắt, do ông Thơ Khuê, người Kẻ Sặt thiết kế. Cha già Thức sau khi trao quyền quản trị Kẻ Sặt I cho Cha Hoàng Trọng Thu, đã đưa một số gia đình tới định cư tại đây. Ngài đã viên tịch và mộ phần còn được dân xứ lưu giữ tại khuôn viên Nhà thờ. Hiện tại Kẻ Sặt II không còn thuần túy là người Sặt, nhưng đã hội nhập với nhiều bà con thuộc nhiều Giáo xứ khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là người Sặt. Kẻ Sặt II trên danh nghĩa cũng là một giáo xứ đầy đủ chức năng, dưới quyền quản nhiệm của Cha Tuyên.

Tại miển Bắc, phần nhỏ dân xứ tiếp tục lưu giữ miền đất tổ. Tính tới nay, dân số khòảng 5000 người. Hiện tại huyết thống không cốn thuần nhất. Khoảng trống do biến cố 1954 tạo ra, đã được đổng bào các vùng lân cận lấp đầy. Kẻ Sặt miền Bắc trở thành biểu tượng của sự hòa hợp, vừa dân tộc, vừa tôn giáo. Tại cầu Sắt, hiện đã có một ngôi Chùa mang tên "Chùa Kẻ Sặt".

Về phương diện hành chánh, Kẻ Sặt miền Bắc hiện nay, thuộc xã Tráng Liệt, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng.

Sau ngày đất nước thống nhất, Kẻ Sặt trong Nam đã chia xẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho Kẻ Sặt ngoài Bắc, tuy không lớn lắm, nhưng đã nói lên thật rõ tình cảm gắn bó của những người cùng có trong mình dấu ấn Kẻ Sặt.

Hồng Nguyên
Trích đặc san “Kỷ niệm 20 năm Thánh đường Kẻ Sặt I, Hố Nai, Biên Hoà

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW