Đôi nét về làng công giáo Kẻ Sặt Miền Bắc

20-02-2014 Chức năng bình luận bị tắt ở Đôi nét về làng công giáo Kẻ Sặt Miền Bắc by

Làng Sặt (Kẻ Sặt) xưa thuộc xã Tráng Liệt Bình, Tổng Thị Tranh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Từ năm 1958 được tách ra thành hai đơn vị hành chính là xã Tráng Liệt và Thị trấn Kẻ Sặt.


Sân Thánh đường Kẻ Sặt Miền Bắc nhìn từ trên cao

Làng Sặt từ xa xưa đã nổi tiếng là một làng lớn, một tụ điểm quần cư, nơi đất chật người đông, nơi có vị trí quan trọng và thuận lợi, là đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của khu vực.

Làng Sặt cũng như bao làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ, có dòng sông uốn khúc, luỹ tre xanh cùng đình làng, giếng nước, thể hiện rõ nét đặc điểm quần cư của dân tộc Việt (Kinh). Điểm đặc biệt của làng Sặt là làng Công siáo duy nhất của khu vực, với Thánh đường và tháp chuông đồ sộ nguy nga đặc trưng cho xứ Sặt, cùng với ba điếm lớn điển hình của ba khu, với Đền Thánh  An Tôn uy nghi, với phố xá khang trang, đường xá phong quang thuận tiện.

Làng Sặt nằm gọn trong khúc uốn của sông Nghĩa Giang (sông Sặt) từ cầu Sặt tới cống Tranh [1] Sông Sặt là một sông nhỏ giữa đồng bằng, môt chi lưu của sông Hồng, là đường giao thông quan trọng vận chuyển hàng hoá từ các nơi đến và từ Sặt đi. Ngoài ra sông Sặt còn là nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt, nguồn thủy sản và cảnh đẹp tự nhiên.

Do nằm giữa đồng bằng phù sa sông Hồng đất đai màu mỡ nhưng địa hình thấp trũng (cao trung bình 4m) nên hàng năm hay bị lũ lụt. Ngày nay, sông Sặt là dòng sông chính của hệ thống đại thủy nông: Bắc – Hưng – Hải, chủ động tưới tiêu nên hầu như không còn lũ lụt.

Vị trí thuận lợi của Kẻ Sặt còn được thể hiện rõ nét qua các tuyến giao thông đường bộ. Với vị trí ngã ba đường. Từ đây dễ dàng đi thẳng xuống Thanh Miện. Ninh Giang theo đường 20. Đi xuôi vào Ân Thi – Hưng Yên hoặc đi ngược lên Cẩm Giàng. Bắc Ninh theo Quốc lộ 38. Đặc biệt là Kẻ Sặt nằm kề với Quốc lộ 5 nên liên hệ rất thuận lợi với Thủ đô Hà Nội, với thành phố Hải Dương và thành phố Cảng Hải Phòng. Cũng nhờ địa bàn thuận lợi nên từ xưa đất Sặt được chọn làm nơi tập trung các cơ quan của huyện như huyện đường, trường học, nhà hộ sinh… Nay (4/1997) Kẻ Sặt cũng là nơi làm việc của các cơ quan huyện, với Bưu điện, Trường phổ thông trung học, sân vận động, bến xe…

Nét đặc trưng nhất của Kẻ Sặt phải chăng là khu vực dân cư sầm uất, là địa bàn kinh tế sôi động với những con người cần cù và năng động, sống "Tốt đạo đẹp đạo" "Kính Chúa yêu Nước".

Cần cù và năng động là bản chất quý báu của người Kẻ Sặt. Mặt khác, do làng xã hình thành muộn, không gian hạn chế, đất chật người đông nhưng giao thông thuận tiện, là nơi tập kết và trao đổi hàng hoá với chợ Sặt lớn nhất vùng, với phố xá, bến bờ, bến xe và bến đò nên hoạt động kinh rế rất đa dạng.

Người trong làng phần lớn sống về nông nghiệp, chuyên sản xuất rau màu, cày cấy và chế biến lúa gạo, làm thủ công và buôn bán. Trái lại, người ngoài phố thì chủ yếu là buôn bán, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Riêng về họ đạo Đồng Xá thì chuyên về chài lưới, khai thác thuỷ sản và sinh sống trên nước.

Ngày nay, Sặt đã thay da đổi thịt. Nếu trước kia là nhà tranh vách đất san sát khắp các xóm ngõ thì ngày nay đã hoàn toàn ngói hoá. Nhất là ven các trục đường chính thì đa số là nhà tầng. Phố cũ được nâng cấp, phố mới hình thành ngày càng nhiều và khang trang, hiện đại. Đường xá được mở rộng, nâng cấp. Khu Thánh đường cũng được sửa chữa, cải tạo và hoàn thiện thêm các công trình phụ trợ.

Về hoạt động kinh tế cũng thay đổi về chất. Các khâu chủ yếu trong nông nghiệp phần lớn đã được cơ giới hoá (làm đất, vận chuyển, tưới nước, tuốt lúa). Nghề hàng xáo trước đây với đòn sánh trên vai, cối xay cối giã thì chỉ còn là ký ức, mà nay là các cơ sở xay xát với đủ các loại máy. Các thuyền và bè trước đây được thay thế bằng xe tải. xe công nông và Sặt cũng là trung tâm chế biến lương thực lớn của vùng, cung cấp cho địa phưong, thủ đô và các tỉnh.

Đặc biệt là sản xuất công nshiệp, là cơ khí ở Sặt nổi lên như một điểm sáng của vùng. Từ buôn bán máy xay xát và phụ tùng từ Miền Nam mang ra, Sặt đã chuvển dần sang sản xuất phụ tùng thay thế, rồi từng bước sản xuất máy đồng bộ với nhiều cơ sở, nhiều loại máy móc và phụ tùng cung cấp cho các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung và một số đã vào tới Miền Nam.

Cùng với sản xuất công nshiệp thì thương mại, tiểu thủ công và dịch vụ vốn là thế mạnh của Kẻ Sặt cũng được phát huy mạnh mẽ, phát triển đồng thời với quá trình đô thị hoá.

Hy vọng trong tương lai không xa, Kẻ Sặt sẽ được nâng cấp, mở rộng phạm vi đơn vị hành chính cấp cao hơn, xứng đáng với vai trò và tiềm năng của mình.

Thac sĩ Phạm Quốc Đống
Trích cuốn "Kẻ Sặt đón mừng Năm Toàn Xá 2000"


[1] Riêng họ đạo Đồng Xá nằm ở bên kia sông, tức ở phía Tây của Sông Sặt.

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW