Trong hoang địa

24-02-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở Trong hoang địa by

CHÚA NHẬT THỨ I MÙA CHAY B – 22/02/2015

"Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1:15)

Tin Mừng: Mc 1:12-15

Sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người.

Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”

Nhiều lý do thần học về phép rửa của Chúa Giêsu đã được đưa ra, giải thích đó như là một khuôn mẫu bí tích dành cho giáo hội, một việc làm của sự liên đới với nhân loại tội tình hoặc “một sự biểu hiện của sự làm trống rỗng chính bản thân của Ngài” (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, Số 1224), như bất kỳ một câu trả lời nào phải nhấn mạnh rằng “phép rửa của Chúa Giêsu về phần Ngài là sự chấp nhận và sự khai mạc sứ vụ của Ngài như là Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa. Ngài để cho bản thân Ngài trở thành một trong số các tội nhân” (Số 536). Sau khi phép rửa của Chúa Giêsu, “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa”. Bởi vì Chúa Giêsu đồng hoá chính Ngài với con người tội lỗi, hành động ngay lập tức theo sau phép rửa của Ngài là chiến đấu với sự dữ, như mỗi người chúng ta phải thực hiện mỗi ngày.

Chúa Giêsu, Đấng mang lấy toàn thể nhân tính của chúng ta, không đi thẳng từ phép rửa đến vinh quang của sự biến hình nhưng là đi từ phép rửa đến hoang địa, bởi vì đó là một nơi săn tìm tính nhân loại mỏng dòn của chúng ta bất luật chúng ta ở đâu, và nó đòi sự cứu chuộc. Ơn cứu chuộc nhân loại của Chúa Giêsu bắt đầu bằng sự nhập thể, nhưng chúng ta thấy điều này trong sự vâng phục (không giống như A-đam và E-và) trước thánh ý của Thiên Chúa và trong sự kiên vững của ngài để chống lại cơn cám dỗ.

Khuôn mẫu Giêsu trình bày cho chúng ta khi “Ngài ở trong hoang địa 40 ngày, chịu Satan cám dỗ” là một khuôn mẫu bén rễ trong thực tại của đời sống con người. Cuộc đời có thể gian khó, cuộc đời có thể không công bằng, và cuộc đời có thể quật ngã bạn xuống đất. Một lời hứa thư giãn trong xe hơi trên đường đi làm có thể trở nên mất gía trị thành những lời nguyền rủa ném vào người lái trước tiên để làm ngán trở bạn. Một lời lứa không phải để nuốt, và tất cả mọi công khó đi cùng trong việc phục hồi chức năn, có thể sụp đổ khi một người đi đến một quán bar, kết quả là một cảm thức về sự thất vọng và lạc lõng. Mọt gia đình sum họp trong niềm vui có thể bị nghiền nát bởi cái chết của một đứa con, nhận chìm con người trong sự đau khổ và tối tăm. Tội lỗi khúm núm bên cạnh, để cám dỗ chúng ta đi vào trong những vật lộn của chúng ta, những mất mát của chúng ta và những đau khổ của chúng ta.

Không giống như Chúa Giêsu, khả năng chống lại cơn cám dỗ bị làm cho hư hoại, ngay cả với quà tặng phép rửa, những phép rửa cũng giúp chúng ta tìm kiếm sự an toàn trong giáo hội khi sự dữ đe doạ để vượt thắng chúng ta và đẩy chúng ta vào hoang địa một mình. Bởi vì Chúa Giêsu đã ra khỏi hoang địa để loan báo, “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Giáo Hội được thiết lập nên cho một trận chiến đang tiếp diễn và cho sự sám hối khi chúng ta sa ngã. Sám hối là một dấu chỉ của lý do vì sao mà giáo hội được thiết lập: vì ơn cứu độ.

Chiếc tàu Nô-ê được làm nên để cứu những ai trú ngụ trong đó, và Thiên Chúa hứa rằng “nước sẽ không còn trở thành hồng thuỷ để tiêu diệt mọi xác phàm nữa”. Con tàu này là một hình ảnh Kitô Giáo xưa về giáo hội, bởi vì như đã nói trong 1 Phêrô, “trong con tàu ấy, một số ít, cả thảy là tám người, được cứu thoát nhờ nước”; nhưng theo nghĩa thiêng liêng thì “lãnh nhận phép rửa, không phải là được tẩy sạch vết nhơ thể xác, mà là cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô”. Sám hối đóng vai trò như “một lời mời gọi hướng về Thiên Chúa vì một lương tâm ngay thẳng” này.

Sám hối sẵn sàng đối với chúng ta bởi vì Chúa Giêsu đã chọn để đồng hoá chính Ngài trong cuộc chiến chống lại tội lỗi một cách quá trọn vẹn đến nỗi sau khi ra khỏi hoang địa, “Đức Kitô đã chịu chết một lần vì tội lỗi – Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương – hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh. Người đã đến rao giảng cho các vong linh bị giam cầm, tức là những người xưa đã không vâng phục Thiên Chúa, trong thời Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi, nghĩa là thời ông Nô-ê đóng tàu”. Có một câu hỏi đại diện cho “những vong linh bị giam cầm” – là liệu những vong linh này có phải là “các thiên thần sa ngã” hay là thân xác người chết dưới thời ông Nô-ê – nhưng việc loan báo của Chúa Giêsu cho họ được tháp nhập vào trong giáo hội vì chúng ta: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng!”.

Chính Đức Kitô – ngang qua cuộc chiến của Ngài với sự dữ trong hoang địa, nỗi thống khổ và cái chết của Ngài và cuối cùng là sự phục sinh của Ngài – Đấng đã mang lại cho chúng ta ơn cứu độ. Đức Kitô đã sống lại và đang ngự bên hữu Thiên Chúa có quyền trên hết tất cả các quyền lực, con người và ma quỷ. Chúng ta phải được khích lệ để nắm bắt lấy một cách không sợ hãi sứ mạng của phép rửa của chúng ta, bởi vì không có quyền bính nào mà Đức Kitô lại không thống trị, và sứ mạng đó bao gồm sự hoán cải khi chúng ta trượt ngã trong các cuộc chiến cá nhân của chúng ta.

John W. Martens là một giáo sư liên kết về bộ môn Thần Học tại Đại Học Thánh Toma, St. Paul, Minn.

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Tạp chí America Magazine, số ra ngày 16/02/2015 Q. 212, No.5)

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW