Thánh Camillô bổn mạng bệnh nhân

13-07-2013 Chức năng bình luận bị tắt ở Thánh Camillô bổn mạng bệnh nhân by

Thánh Camillo là dấu chứng diệu kỳ của tình Chúa yêu thương con người, dù đã có thời gian sống buông thả nhưng khi trở lại, Ngài yêu mến Chúa nồng nàn tha thiết.

Chúa Giêsu nói: “Ai yêu nhiều thì được tha nhiều”. Ơn hoán cải của thánh nhân là hồng ân vô biên cho mọi người, nhất là những kẻ đau khổ và hèn yếu trong xã hội.

Các bạn đọc tiểu sử này sẽ thấy tình yêu của Vị thánh đối với những người bệnh tật yếu đau nồng nàn thắm thiết chừng nào. Hi vọng các ban cũng noi gương bắt chước Ngài, yêu Chúa Kitô trong những người nghèo khổ đau yếu.

Bucchianico

  • Câu chuyện xảy ra năm 1550 tại một làng nhỏ tại Miền Trung Italy, Làng Bucchianico bên bờ biển. Dân làng rất hiền lành và chăm chỉ. Họ cùng nhau sống an bình trong ơn nghĩa Chúa.
  • Dòng tộc De Leliis là một dòng quý tộc, sống tốt lành nên được dân làng rất yêu quý, tôn trọng.

Giấc mơ của Mẹ

Camilla De Compellis, bạn đời của đại uý Giovani De Lellis đã có thai khi đã 60 tuổi. mặc dù đã cao tuổi nhưng bà rất vui mừng đón nhận hồng ân Chúa ban. Tuy nhiên, một nỗi lo lắng bao trùm bà khi bà mơ thấy con mình sẽ sinh ra dẫn đầu một đoàn quân đồng phục, trên ngực có thập giá đỏ, đi khắp mọi nơi. Bà nghĩ rằng con mình sau này sẽ trở thành tướng cướp.

Camillô chào đời

  • Ngày 25 tháng 05 năm 1550 , bà Camilla đang cùng mọi người tham dự Thánh lễ kính Thánh Ubano, Giáo Hoàng tử đạo, bổn mạng giáo xứ, thì bà đau bụng lâm bồn. Mọi người vội vã đưa bà về nhưng chưa kịp về đến nhà thì bà tới giờ sanh, mọi người liền đưa bà vô một chuồng ngựa gần nhất.
  • Bà sinh một bé trai khoẻ mạnh. Để ghi nhớ nỗi nhọc nhằn của người mẹ cao tuổi, bé được đặt tên là Camillo De Lellis.

Giovanni De Lellis – Cha của Camillô

  • Ông Giovanni De Lellis vông cùng vui mừng vì hồng ân Chúa ban cho là đứa con trai thông minh, khoẻ mạnh. Ông bàn với vợ về việc nuôi dạy cho con nên người tốt.
  • Nhưng ông Giovanni phải đi xa thường xuyên, Camillô ở nhà dưới sự chỉ dạy của mẹ. Cậu bé càng lớn càng càng mải chơi và quậy phá như giặc.

Tuổi thơ

  • Camillô thường đàn đúm với người anh họ Onofrio và những trẻ nghịch ngợm khá. Chúng quậy phá làm khu xóm rất khó chịu nên họ kêu ca với ông Giovannni và bà Camilla để ông bà dạy bảo.
  • Camillô được ửi tới trường nhưng cậu bé chẳng chịu học hành gì. Cậu muốn theo nghề chiến binh của cha en nghĩ rằng chỉ cần biết đọc biết viết là đủ. Suốt ngày cậu cờ bạc lêu lổng.

Camillô nhập ngũ

Biết con trai mình chẳng chịu học hàng tới nơi tới chốn, ông Giovanni lo cho con trai nhập ngũ để học kỹ cương nhà binh hầu trở nên người tốt. Camillo gia nhập lữ đoàn Hải Quân hoàng gia. Ông Giovanni dành nhiều thời gian ân cần dạy con. Tuy nhiên chẳng bao lâu ông lâm bệnh và qua đời ở tuổi 70. Camillo mồ côi cả cha lẫn mẹ, giống như những chiến sĩ hải quân khác, Camillô trải qua nhiều huấn luyện, thử thách và tham gia nhiều trận chiến.

Cờ bạc

Tệ nạn cờ bạc rất phổ biến trong đời chiến binh thế kỷ XVI. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Camillô buồn nên chỉ biết lao vào cơ bạc cho khuây khoả. một lần, bọn xấu lợi dụng, Camillô bị thua sạch. Càng cố gỡ, càng thua đến độ Camillô phải gán cả quần áo.

Bão biển

  • Giới Trẻ thường cậy sức mạnh mình. Họ tin vào số phận nhiều hơn là tin vào Thiên Chúa. Chỉ khi nào gặp hiểm nguy họ mới chạy tới Chúa.
  • Một lần thuỷ thủ đoàn đang di chuyển từ Tây Ban Nha trở về Naple thì gặp bão lớn. Bão kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm mà vẫn không có dâu hiệu giảm đi, mọi người ai nấy đều mệt mỏi và lo sợ.
  • Camillô cầu nguyện khấn xin Chúa cho thoát nạn. Chàng hứa với Chúa rằng khi thoát nạn chàng sẽ đi tu dâng mình cho Chúa. Nhưng khi tàu thoát nạn cập bến, Camillô đã quên hết những nguy hiểm và những gì đã khấn hứa cùng Chúa.

Lần đầu tiên tại nhà thương

Camillô cao 2 mét, rất khoẻ mạnh và thường không ngại khó khăn xông pha hiểm nguy. Anh có một vết thương nhỏ bên trên mắt cá chân. vết thương lúc đầu nhỏ nhưng càng ngày càng lan rộng. Camillô phải đi nhà thương tháng James tại thành phố Roma để chữa trị. Ở nhà thương chẳng bao lâu vết thương đã khá hơn nhưng Camillo muốn ở lại chữa cho dứt điểm. Trong thời gian này, Camillo nhận nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân trang trải cuộc sống thường nhật. nhưng Camillo chẳng chịu phụ vụ bệnh nhân mà suốt ngày lo chơi bời, cờ bạc. Do vậy Camillo bị đuổi ra khỏi nhà thương.

Ăn xin

Mùa đông Châu Âu lạnh cóng. Những chiến binh thường về quê ẩn đông. những người vô gia cư thì phải đi ăn xin hoặc là trộm cướp để sinh sống. Camillo đã nướng sạch mọi sự vào cờ bạc nên phải đi xin ăn. Đứng ngả mũ xin những người qua lại tại Manphredonia, Camillo cảm thấy vô cùng xâu hổ nhưng không còn con đường nào khác. May thay một người qua đường động lòng thương giới thiệu Camillo vô giúp việc cho Dòng Capuchins để sống qua ngày.

Cha Angello

Khi làm việc trong Dòng Capuchins, một hôm Camillo được cử tới một tu viện khác của Dòng để lãnh lương thực, thực phẩm. sau khi đã chuẩn bị xong mọi thứ đã sẵn sàng trở về, Camillo được cha Angello, bề trên cộng đoàn tiếp chuyện. Ngài khuyên dạy Camillo rằng phần rỗi linh hồn là phần quan trọng nhất. Ngài còn khuyên Camillo từ bỏ mọi tội lỗi để trở nên người tốt. Những điều Cha Angello chỉ dạy đánh động trái tim Camillo. Chàng cám ơn cha và xin Cha cầu nguyện cho mình.

Camillô ăn năn thống hối

  • Ngày 02 tháng 02 năm 1575, Camillo lên đường trở về Manphredonia. Trên đường về , Camillo suy gẫm về những gì đã xãy đến trong cuộc đời mình. Chúa ban cho Camillo ơn đặc biệt. Chàng mạnh dạn ý thức với thân phận tội lỗi của mình. Camillo vội vã xuống ngựa và quỳ xuống trên đường lởm chởm đá. Anh khóc “Lạy Chúa, con là kẻ tội lỗi, sao con không nhận biết Chúa sớm hơn”.
  • Camillo tạ ơn Chúa về những ơn Chúa ban anh quyết tâm không rời bỏ Chúa nữa và sẽ mau mắn đi tu như đã hứa cùng Chúa.

Trở lại thành Rôma

  • Ngay sau khi trở lại Manphredonia, Camillo xin tu Dòng Capuchins. Trong Dòng Camillo sống tốt với hết mọi người nên được mọi người rất yêu quý. Nhưng vết thương cũ nơi chân lại hoành hành làm cho Camillo không thể tiếp tục tu được. Anh bị Bề trên Dòng cho ngừng tu để chữa trị vết thương.
  • Camillo trở lại nhà thương thánh James ở thành phố Rome nơi anh đã từng chữa trị vết thương. Lần này Camillo cũng nhận nhiệm vụ phục vụ bệnh nhân như trước. Tuy nhiên, khác với lần trước, lần này Camillo phục vụ chăm sóc bệnh nhân với hết cả tấm lòng mình.

Quản lý nhà thương

Sau 4 năm chữa trị bệnh viện tại nhà thương. Camillo rời nhà thương để quay trở lại dòng Capuchins. Nhưng vết thương ở chân lại hoành hành. Camillo một lần nữa phải rời Dòng Capuchins không được tu nữa. Biết làm gì bây giờ? Camillo quay lại nhà thương Thánh James tình nguyện phục vụ những bệnh nhân nghèo. Anh được tín nhiệm làm quản lý nhà thương.

Sáng lập Dòng

Camillo đêm ngày chăm sóc bệnh nhân. Đêm 15 tháng 08 năm 1582, Camillo được linh hứng về một ý tưởng thành lập Dòng. Anh muốn phục vụ bệnh nhân vì tình yêu Thiên Chúa hiện diện nơi mỗi người đau khổ bệnh tật chứ không phải vì lý do tiền bạc.

Lời động viên của Chúa Giêsu từ Thập giá

  • Chẳng bao lâu Camillo quy tụ được 5 thanh niên cùng ý chí với mình. Họ mượn một phòng trong nhà thương làm nơi cầu nguyện và hội họp trao đổi với nhau mỗi ngày.
  • Những ngày đầu tiên gầy dựng dòng gặp rất nhiều khó khăn từ nhiều phía xã hội cũng như Giáo Hội. Camillo hầu như đã nản chí muốn bỏ cuộc. Nhưng một đêm, đang khi Camillo cầu nguyện, Chúa Giêsu rời Thập giá xuống an ủi Camillo “Con hãy vững tâm, đừng sợ, đừng bỏ cuộc. Đây là công việc của ta, chứ không phải con".

Chịu chức Linh mục

  • Camillo quyết định thành lập nhóm những người thiện chí để phục vụ bệnh nhân. Nhưng anh chỉ là một người bình thường thì khó lòng có thể chiêu mộ được nhiều người. Do vậy Camillo quyết định sẽ học để trở thành Linh mục. Mặc dù đã 30 tuổi, Camillo vẫn khiêm nhường đăng kí với những người trẻ.
  • Nhờ ơn Chúa, Camillo được Đức cha Goldwell truyền chức linh mục ngày 26 tháng 05 năm 1584. Tân linh mục dâng lễ mở tay ngày 10 tháng 06 năm 1584 cùng với bệnh nhân tại nhà thương Thánh James.

Thập giá đỏ

  • Cha Camillo muốn gắn trên áo dòng thập giá đỏ như là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa ban cho những người nghèo khổ bệnh tật. Đức Giáo Hoàng Sistus X đã phê chuẩn nguyện vọng này. Cha Camillo và các thành viên của Dòng hết sức yêu quý và trân trọng biểu tượng cao đẹp này.
  • Một lần cha chia sẻ rằng: đây là biểu tượng mẹ tôi đã gặp trong giấc mơ. Bà nghĩ rằng đó là dấu chỉ dữ. Nhưng Thiên Chúa đã chúc lành cho chúng ta. Thập giá đỏ chính là dấu chỉ tình yêu Chúa ban cho nhân loại, và là biểu tượng của niềm vinh danh Chúa.

Phục vụ bệnh nhân dù hi sinh tính mạng

Cha Camillo và những thành viên của Dòng ngoài việc giữ các lời khấn Phúc Âm: khó nghèo, trong sạch, vâng lời còn khấn lời khấn thứ 4: phục vụ người bệng cho dù có nguy hại đến tính mạng.

Xây dựng mở mang nhà Dòng

  • Cha Camillo đi khắp các thành phố lớn của Italy để gầy dựng, mở mang và phát triển nhà Dòng. Ngài muốn ân sủng của Dòng lan rộng khắp nơi tới những người đau khổ bệnh tật. Chẳng bao lâu nhà Dòng đã phát triển tại rất nhiều thành phố của Italy.
  • Cha Camillo được các thành viên bầu chọn là Bề trên tổng quyền. Bởi vậy Ngài luôn đi kinh lý để lắng nghe, giúp đỡ và giải quyết những công việc của Dòng.

Phục vụ khi bệnh dịch

Rome vào triều đại Đức Giáo Hoàng Gregory XIV dịch bệnh hoành khắp thành phố làm thiệt mạng 60 ngàn người. Cha Camillo và các tu sĩ của Dòng ngày đêm phục vụ bệnh nhân không nghỉ ngơi. Họ giúp bệnh nhân ăn uống tắm giặt, thuốc thang. Họ cũng luôn cận kề bên những người lâm chung để an ủi động viên và cầu nguyện cho bệnh nhân.

Phục vụ trên biển

Cha Camillo đã nhiều lần vượt biển. Mỗi khi Ngài tới tàu, việc đầu tiên Ngài hỏi các thủy thủ đòan xem có ai bị bệnh trên tàu không. Ngài luôn tình nguyện sống cùng những bệnh nhân để phục vụ cho họ mặc dù những nơi như vậy thường hôi hám và tối tăm. Mỗi khi tàu ghé cảng, Cha Camillo thường mua chút gì đó làm quà cho những ai bệnh tật không thể tự mình đi lại được.

Phục vụ trong chiến tranh

  • Cha Camillo trở lại chiến trường lần nữa. Nhưng lần này với Thập giá đỏ trên ngực Ngài và các đồng nghiệp tới để phục vụ thương bệnh binh của chiến tranh.
  • Cha Camillo và những cộng sự phục vụ bệnh nhân hết sức mình. Nơi nào có Thập giá đỏ, nơi đó bệnh nhân được quan tâm phục vụ nơi đó có sự trao nhận tình yêu.

Phục vụ khi bộ hành

Rất nhiều khi người ta gặp Cha Camillo vác bệnh nhân trên vai. Đôi khi không phải là một người nhưng là 2 hay 3 người. Một lần khi ngang qua một khu phố giàu có, Cha Camillo gặp một người bệnh nằm vất vưởng cô đơn bên vệ đường. Những người qua lại không ai ngó ngàng chi đến người nghèo khổ đó cả. Cha Camillo cúi xuống ân cần vác bệnh nhân lên vai đem về cộng đoàn để chăm sóc.

Phục vụ bất cứ nơi nào

Một lần đang khi đi chung xe ngựa với một nhà quý tộc. Cha Camillo nhìn thấy một người bệnh yếu ớt nằm bên đường. Ngài đề nghị cho xe dừng và xuống ẵm người bệnh lên xe. Nhà quý tộc rùng mình khiếp sợ vì nguy hiểm và hôi hám nhưng cũng rất cảm kích bởi tình yêu của Cha Camillo với bệnh nhân.

Nhu cầu của bệnh nhân trước

Cha Camillo luôn có lòng yêu mến và tôn trọng các phẩm trật trong Giáo Hội. Nhưng Ngài luôn đặt nhu cầu cấp bách của bệnh nhân lên trên hết. Có lần trên đường từ tu viện tới nhà thương, Cha Camillo gặp Đức Hồng Y bảo trợ của Dòng, Đức Hồng Y hỏi qua tình hình của Dòng, của bệnh nhân. Ngài muốn trao đổi với Cha Camillo một số việc có liên quan đến nhà Dòng, Cha Camillo chỉ nồi cháo trên tay và nói: “ Thưa cha, con phải đi vội vì bệnh nhân có thể đang chờ con”. Nói xong, Cha Camillo cúi xuống kính cẩn hôn nhẫn Đức Hồng Y rồi vội vã tới nhà thương.

Phục vụ trong lụt lội

Noel năm 1598, đê sông Tibe bị vỡ, nước tràn ngập khắp nơi. Người ta vội vã di chuyển chạy lụt. Cha Camillo và các tu sĩ của Dòng lặn lội suốt đêm để di chuyển bệnh nhân mà vẫn không xuể. Khi nước đã dâng tới ngang lưng. họ phải vác bệnh nhân trên vai để tránh cho bệnh nhân không bị nước lạnh. Cha thầm nghĩ “Giá như có hàng trăm tay để phục vụ bệnh nhân”.

Muốn phục vụ suốt đời

Do lao động quá kiệt sức, Cha Camillo bị các bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi tại tu viện, không được tiếp tục làm việc bên nhà thương. Cha vẫn muốn phục vụ bệnh nhân. Cha xin được giữ chìa khóa phòng làm việc của Cha bên nhà thương tới sau khi cha qua đời. Cha nói: “cho dù thân xác cha không còn bên nhà thương, nhưng tâm hồn và tình yêu của cha luôn ở cùng những bệnh nhân nghèo”.

Giờ phút cuối cùng

  • Thành Rome đêm 14 tháng 7 năm 1614 tối sẫm như mực. Mọi người quy tụ quanh Cha Camillo để cầu nguyện cho Ngài. Đức Hồng Y tới ban phép sức dầu thánh cho Cha, cùng ban cho Cha phép lành Tòa thánh. Sau khi mọi người vừa dứt lời cầu nguyện, Cha Camillo trút hơi thở cuối cùng.
  • Với 40 năm phục vụ Chúa hiện diện trong người bệnh, Cha Camillo hưởng thọ 65 tuổi.

Tình yêu Cha Camillô sống mãi

Đã mấy trăm năm, cho dù Cha Camillo không còn nữa nhưng tinh thần của Ngài vẫn sống giữa những người nghèo khổ bệnh tật, những người bị ruồng bỏ, bị đẩy ra bên thềm của xã hội. Tinh thần và tình yêu của Cha vẫn được sống, trao và nhận bởi những tu sĩ Dòng Camillian và những ai yêu quý đoàn sủng của Dòng.

Vinh quang

  • Những người nghèo khổ bệnh tật luôn tìm được an ủi nơi Cha Camillo cũng như không ngừng cầu nguyện cho Ngài. Nhờ sự hiệp thông này, Chúa đã ban cho niềm vinh quang cho tôi tớ của Chúa. Năm 1886 Đức Giáo Hoàng Leo XII đã tông phong Cha Camillo lên hàng Hiển Thánh đồng thời là Thánh bảo trợ bệnh nhân.
  • Năm 1939 Đức Giáo Hoàng Pio XI tôn vinh Thánh Camillo là Thánh bảo trợ các nhà thương và thầy thuốc.

Phát triển Dòng trên khắp thế giới

Hơn 400 năm hình thành và phát triển. Dòng Camillo nam va Camillo nữ hiện diện và phục vụ bệnh nhân nghèo trên hơn 40 nước trên thế giới. Tình yêu của Chúa qua cách thế của cha Camillo đã được gieo vào Việt Nam. Chúng ta tạ ơn Chúa và hy vọng linh đạo của Dòng sẽ luôn không ngừng phát triển.

 

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW