Tại sao Chúa Giêsu yêu người Phong Cùi?

17-01-2014 Chức năng bình luận bị tắt ở Tại sao Chúa Giêsu yêu người Phong Cùi? by

Tin Mừng Mác-cô 1:40-45

Khi ấy, có người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin rằng: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch.” Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: “Tôi muốn, anh hãy được sạch !” Lập tức, bệnh phong biến khỏi anh, và anh được sạch. Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, và bảo anh: “Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế; và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết.” Nhưng vừa đi khỏi, anh đã bắt đầu rao truyền và loan tin ấy khắp nơi, đến nỗi Đức Giêsu không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.

Chúng ta biết rằng việc Nhập Thể có ý nghĩa đối với chúng ta, rằng Con Thiên Chúa, bằng việc trở thành con người, đã mang lấy bản tính nhân loại vào trong Ngài, và làm cho mỗi người chúng ta trở nên một với Ngài. Chúng ta mang lấy bản tính con người vì Ngài và trao hiến bản thân chúng ta cho Ngài. Ngài kinh qua mọi thứ mà chúng ta kinh qua, trừ tội lỗi, và thậm chí chính Ngài cũng mang lấy thân phận tội lỗi và chịu phạt vì tội.

Ngài tự biến mình trở nên chủ thể của những giới hạn của chúng ta: đối với sự khó chịu, nghèo hèn, đói và khát, và đau đớn. Ngài biết đến sự sợ hãi, các cơn cám dỗ, và sự thất bại. Ngài phải chịu cảnh cô đơn, bị phản bội, tình yêu không được đáp lại, kêu lên những thống khổ về tinh thần, cám giác thất vọng, và sự chết. Ngài đã phải trải qua tất cả những điều này, và tất cả mọi điều bí mật không thể nói ra vốn được mỗi cá nhân chúng ta biết đến, những điều sẽ không bao giờ được nói ra; và Ngài đã vượt thắng tất cả. 

Ngài vượt thắng sự chết, và trở lại thế gian mang đến cho thế gian sự sống và bình an và niềm vui.

Dường như Đức Kitô phải lòng với nỗi thống khổ của chúng ta, quá mãnh liệt đến nỗi Ngài đã tự ôm lấy nó và biến nó trở thành của Ngài. Ngài nổi tiếng trên toàn thế giới là Người Của Mọi Ưu Phiền. Nhưng Ngài đến để trao ban cho chúng ta sự sống, tràn đầy niềm vui. Không phải Đức Kitô phải lòng những nỗi thống khổ của chúng ta, nhưng là với chính chúng ta. Ngài đồng hoá toàn thể bản thân Ngài một cách quá toàn diện với nỗi thống khổ của chúng ta, bởi vì cuộc sống của chúng ta thì cần thiết được tạo nên từ điều ấy. Đó là hậu quả không thể thoát được của tội. Không ai có thể thoát khỏi nó được; mọi người bằng cách này hay cách khác hoặc kết bạn với nỗi thống khổ hoặc bị tan vỡ bởi nó. Không ai có thể đến gần với người khác, chỉ yêu một mình người ấy, mà không trở nên gần gũi với nỗi thống khổ của của người ấy. Đức Kitô lại khác hơn rất nhiều, chính Ngài kết hôn với nỗi thống khổ của chúng ta, Ngài làm cho Sự Chết trở thành cô dâu của Ngài, và trong sự tiêu hao của tình yêu Ngài, Ngài thông ban sự sống cho cô dâu. Đức Kitô đã sống với mỗi cuộc đời của chúng ta, Ngài đã đối diện với hết mọi nỗi sợ hãi của chúng ta, chịu đựng tất cả mọi nỗi thống khổ của chúng ta, vượt thắng hết mọi cơn cám dỗ của chúng ta, làm việc trong mọi công việc của chúng ta, yêu trọng hết mọi tình yêu của chúng ta, và chết trong tất cả mọi cái chết của chúng ta.

Ngài mang lấy nhân tính của chúng ta, như nó là, bằng tất cả sự đau khổ và sự ruồng bỏ, và trả lại cho chúng ta đúng như bản tính nhân loại của Ngài là, biến đổi nó bằng vẻ đẹp của sự sống của Ngài, được làm cho tràn đầy niềm vui của Ngài.

Caryll Houselander (+1954) – Nhà thần bí, nhà thơ, và bậc thầy về tinh thần người Anh

Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ Magnificat, Tháng 01/2014)

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW