Sống tinh thần phục vụ

28-09-2021 Chức năng bình luận bị tắt ở Sống tinh thần phục vụ by

Thường ở đời, đã là con người, ai trong chúng ta cũng muốn được làm lớn, được mọi người kính nể, phục vụ và tôn trọng. Cho nên, con người tìm mọi cách, mọi phương thức để làm sao mà mình trở nên vị trí hàng đầu trong các tổ chức, nhóm hội hay thậm chí là gia đình.

Đó là một điều tích cực, thể hiện ý chí vươn lên, qua không ngừng phấn đấu và cố gắng để đạt được những ước mơ ban đầu. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể là xấu, khi con người trở thành nô lệ cho những thế tục trần gian. Lúc đó, con người chìm sâu trong những danh vọng, chức sắc hư ảo nơi trần gian, họ sẽ đánh mất đi lý trí, con tim sẽ và trở nên những con người vô tâm, vô cảm mặc cho những hậu quả có thể đem bản thân vào chốn tối tăm, hay đẩy tha nhân vào chốn đường cùng.

Quả vậy, trong xã hội ngày hôm nay, với sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học, kỹ thuật, quân sự, y tế,… Điều này, đã và đang làm cho đời sống con người và một số quốc gia thay đổi diện mạo của mình. Nhưng với sự phát triển đó, con người cũng là hệ quả của sự chia rẽ, phân cấp và loại trừ nhau trong cuộc sống. Ở trên phương diện quốc tế, đất nước nào cũng chứng minh và khẳng định vị thế của mình vượt trội lên các quốc gia khác, cho nên, việc sản xuất các loại vũ khí, virut hay khai thác các tài nguyên một cách thoái quá. Bởi, họ cho rằng đó con đường để thống trị các quốc gia khác. Còn trên phương diện tương quan giữa người với người, lối sống thực dụng đề cao cái tôi và chủ nghĩa Mackeno đang là thói quen của rất nhiều người. Với hai phương diện sống trên, đã và đang làm cho nhiều quốc gia có nguy cơ tan rã, hay bị thống trị và làm nô lệ cho một số quốc gia mạnh. Bên cạnh đó, con người trở nên lạnh lùng và mất đi tương quan với nhau, người nghèo, già cả và bệnh tật đang dần bị loại bỏ ra khỏi xã hội.

Thật là những cách thức làm lớn đặt cho ta những câu hỏi về tình người, tình liên đới và hiệp nhất với nhau trong xã hội ngày hôm nay? Liệu đó có phải là con đường tốt nhất để làm lớn, hay đó là điều làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn?

Trong bài hát “Ở Trọ” của Cố nhạc sĩ Trần Công Sơn có viết: “Tôi nay ở trọ trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”. Chính cố nhạc sĩ đã gọi cuộc sống ở trần gian chỉ là quán trọ và chúng ta chỉ là khách lữ hành, cuộc sống ở trần gian chỉ là tạm bợ chóng qua mau tàn. Dù chúng ta có nhiều của cải, được mọi người kính nể, được ngồi trên những chiếc ghế cao trọng… thì cuối cùng cũng chỉ là phù vân, chẳng mang theo được gì. Vì thế, mà trong bài hát “Để gió cuốn đi”, cố nhạc sĩ lại một lần nữa đưa ra cho chúng ta một chân lý sống đó là: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi.” Như vậy, chỉ có một tấm lòng yêu thương, bao dung và quảng đại mới là phương thức xây dựng con người của chính mình. Hơn nữa, yêu thương đó là cách thức giúp chúng ta biết đón nhận nhau, bởi, khi yêu thương chúng ta mới thấu hiểu, cảm thông và từ đó biết giúp nhau trong cuộc sống.

Dưới nhãn quan Kitô giáo, yêu thương đó là căn tính và bản chất của Đạo Công giáo. Chính Thánh Gioan đã quả quyết rằng: “Thiên Chúa là tình yêu”(1Ga 4,8), mà chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, cho nên, chúng ta phải cố gắng trở nên giống Chúa hơn qua cung cách sống mỗi ngày của mình. Dù ở bậc sống hay môi trường nào, mỗi người Kitô hữu được mời gọi trở nên ánh sáng phản chiếu mọi nhân đức của Chúa Giêsu giữa lòng nhân loại. Qua việc viếng thăm, sẻ chia và nâng đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật, đói khát hay bị xã hội loại trừ, chúng ta phải biết đến hiện diện bằng sự thân tình để băng bó và chữa lành những thương tích nơi người anh, người chị của mình.

Bên cạnh đó, Chúa Giêsu cũng đồng hình với những người nghèo khổ và bé nhỏ khi Ngài nói: “Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”( Lc, 9, 48). Việc mở lòng đón để đón nhận những người nghèo khổ và bé nhỏ, đó như là cách thức dễ dàng chúng ta đón Chúa Giêsu vào lòng. Những việc từ bỏ đi những cái tôi ích kỷ, hẹp hòi và ghen tuông để thay vào đó là yêu thương, bao dung và sẻ chia quả là việc khó đối với chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt biết lấy Chúa Kitô làm trung tâm của đời mình, là la bàn chỉ đường, ắt hẳn, chúng ta sẽ kiên định hơn trong việc phục vụ anh chị em. Như thánh Phaolô đã nói: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà Đức Kitô đang sống trong tôi”(Gl 2, 20). Qua việc kết hợp với Chúa trong mọi nỗi buồn, vui, sướng, khổ của cuộc đời, chúng ta biết chấp nhận đi những yếu đuối của bản để dễ cảm thông với người khác, biết cắt tỉa đi cái tôi cá nhân để rộng mở cánh tay ôm lấy nhân loại.

Thật vậy, trong thế giới hôm nay, vẫn còn đó những tấm gương sáng trong việc phục vụ anh chị em với tinh thần khiêm hạ. Chính Mẹ Têrêsa Calcutta đã để lại cho chúng ta bài học về sự phục vụ, bởi, chính mẹ đã gặp Chúa thường ngày nơi những người nghèo khổ và bị loại bỏ. Mẹ đã cúi mình xuống thật sâu để chạm tới những thương tích đang rỉ máu nơi người nghèo, mẹ đã an ủi, băng bó và chữa lành; chính mẹ cũng đã không quản ngại đi thật xa để tìm kiếm những con người lang thang, bị bỏ rơi hay hư hỏng, bằng tình yêu và lòng bao dung mẹ đã khôi phục nhân phẩm nơi họ, đưa họ trở lại vị thế làm người và làm con Thiên Chúa; hơn nữa, mẹ cũng không ngần ngại lên tiếng để bảo vệ những quyền lợi căn bản của con người, và bảo vệ những quyền lợi cho những người bị loại bỏ.

Ước mong rằng, ngày hôm nay mỗi chúng ta cũng biết thực thi Đức ái Kitô giáo ngay giữa đời sống thường ngày, qua đó nhiều người nhận ra được gương mặt của Chúa Giêsu trong sự phục vụ của anh em. Amen!

Mọn Hèn
Nguồn: conggiao.info

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW