Những hoạt động không thể tách biệt

21-05-2016 Chức năng bình luận bị tắt ở Những hoạt động không thể tách biệt by

Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi Năm C – 22/05/2016

Ngay cả những người đọc kĩ tính của Kinh Thánh là những người chú ý đến truyền thống của Giáo Hội cũng có thể đọc các bản văn thánh kinh thông báo về giáo lý Ba Ngôi và thấy ba ngôi vị, mỗi ngôi vị hoạt động tách biệt so với các ngôi vị khác. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu nói, “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn”. Tuy nhiên, sau này trong cùng đoạn, Chúa Giêsu lại tuyên bố rằng Chúa Cha “Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em”. Mỗi ngôi vị trong Ba Ngôi dường như hoạt động cách tách biệt.

Thánh Augustine suy tư điều dường như là tách biệt này khi Ngài mô tả phép rửa của Chúa Giêsu ở Sông Gio-đan:

“Tôi dám nói… rằng Ba Ngôi dường như là tách biệt. Vì Chúa Giêsu đến sống từ một nơi này đến một nơi khác; chim bồ câu thì ngự từ trời xuống thế, từ một nơi này đến một nơi khác; tiếng nói của Chúa Cha đã vang vọng không phải từ đất, cũng không phải từ nước, mà từ thiên đàng. Ba ngôi vị này dường như bị tách biệt bởi nơi chốn, bị tách biệt bởi chức năng, và bị tách biệt bởi hoạt động” (Sermon 52, 2).

Tuy nhiên, đối với Augustine, trong tất cả những hoạt động này của ba ngôi vị trong Ba Ngôi, thì luôn luôn là chính một Thiên Chúa đang hoạt động. Mark DelCogliano, trong phần dẫn nhập của mình đối với Bài Giảng 52 của Agustine (sắp xuất bản trong cuốn Phiên Bản Cambridge về Các Tác Phẩm Kitô Giáo Thời Kì Đầu, Vol.1: Thiên Chúa), viết rằng “mặc dù các hoạt động thánh chắc chắn chỉ thuộc về một ngôi vị mà thôi, nhưng cả ba đều hoạt động trong hoạt động ấy. Chẳng hạn, dù chỉ một mình Chúa Con nhập thể, thì sự nhập thể là công việc của Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”. Mặc dù mỗi ngôi vị trong Ba Ngôi có những việc khác nhau, thì các giáo phụsau công đồng Nicea bắng đầu nói về giáo lý “các hoạt động không thể tách biệt”, vốn chân nhận rằng trong tất cả các hoạt động của các ngôi vị trong Ba Ngôi thì cả ba ngôi vị của Ba Ngôi đều đang hoạt động, vì “ba điều này được phát âm cách khác nhau nhưng lại hoạt động cách không tách biệt” (Bài Giảng 52, 19).

Nhưng Augustine nhìn nhận rằng Ngài ở trong một “hoàn cảnh khó”: Bằng cách nào Ngài chứng minh những hoạt động không thể tách biệt của Ba Ngôi, khi Chúa Cha không phải là Chúa Con, Chúa Con không phải là Chúa Cha và Chúa Thánh Thần không phải là Chúa Cha hay Chúa Con (Bài Giảng 52, 3)? Thánh Augustine tuyên bố rằng mặc dù chỉ một mình Chúa Giêsu được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ, hoặc chịu đau khổ trên thập giá, hoặc sống lại từ cõi chết, thì Chúa Cha và Chúa Con đều hoạt động trong tất cả mọi biến cố này, cũng như là Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu trong phép rửa của Ngài, hoặc trên các tông đồ trong Lễ Hiện Xuống, nhưng Chúa Cha và Chúa Con đều hoạt động trong tất cả mọi biến cố này. Chúa Cha là Đấng sáng tạo nên tất cả, nhưng cả Chúa Con và Chúa Thánh Thần đều hoạt động trong việc tạo dựng. Kết quả là, Thánh Augustine nói, “các Ngài có sự khác biệt về ngôi vị và sự không thể tách lìa của hoạt động của các Ngài” (Bài Giảng 52, 14).

Tuy nhiên, vẫn thật khó để không nghĩ theo nghĩa ba hữu thể cá nhân là những hữu thể hành động cách tách biệt. Nhưng đây không phải là Ba Ngôi; Ba Ngôi là ba ngôi vị ở nới một Thiên Chúa. Phần lớn của vấn đề là sự giới hạn của con người để hiểu về sự trọn vẹn của sự thánh được mạc khải cho chúng ta, vì Thiên Chúa “trổi vượt nơi chốn mang tính xác thịt. Đừng ai tìm kiếm điều ấy như thể nó đang ở một nơi chốn. Sự thánh hiện diện ở khắp nơi, vô hình và không thể tách biệt” (Bài Giảng 52, 15). Sự hiện diện của Thiên Chúa như là Ba Ngôi thì không có ý là một mầu nhiệm gây bối rối, tuy nhiên, như là một phương thế để dẫn chúng ta đến sự thật – tuy thật khó để hiểu một cách khái niệm.

Đối với một vị giáo phụ khác, Thánh Basil Caesarea, nói về Ba Ngôi, viết rằng, “Ngang qua danh xưng thánh, Ngài mang lại sự hiểu biết về niềm tin dẫn đến ơn cứu độ” (“Về Chúa Thánh Thần”, 18, 44). Vì chính là qua những hoạt động không thể tách lìa của Ba Ngôi, thực ra là mầu nhiệm và hiểu rằng các hoạt động của Thiên Chúa được mạc khải, ngang qua công việc của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đã được định trước một cách rõ ràng vàđơn giản để dẫn chúng ta đến với ơn cứu độ.

John W. Martens – Giáo Sư thần học tại Đại Học Thánh Tôma
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ American Magazine, số 16/05/2016

Nguồn: muoianhsang.com

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW