Ngôi nhà ăn năn

07-03-2016 Chức năng bình luận bị tắt ở Ngôi nhà ăn năn by

Chúa Nhật Thứ IV Mùa Chay C – 06/03/2016

Amy-Jill Levine, trong cuốn sách tuyệt vời của mình Short Stories By Jesus (Những Câu Chuyện Ngắn Viết Của Chúa Giêsu), mang lại một sự suy xét về câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu về hai người con, theo truyền thống được biết đến như là dụ ngôn người con hoang đàng. Trong phần nghiên cứu của bà, bà chỉnh sửa một số những lỗi đọc sai thông thường về dụ ngôn, đặc biệt là những việc đọc xuất phát từ câu chuyện của Chúa Giêsu như là một sự so sánh giữa Kitô Giáo “thương xót” và Do Thái Giáo “không tha thứ”. Những giải thích như thế rơi vào chủ thuyết Marcio, bà tranh luận, bởi vì Thiên Chúa của Chúa Giêsu được trình bày như là một Thiên Chúa khác với Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Gia-cóp. Do đó, Levine tập trung vào việc đọc dụ ngôn này trong bối cảnh Do Thái của nó, đặc biệt là trong việc trình bày các chiều kích gia đình và chủ đề người em trai và anh trai, chủ đề trải dài suốt Kinh Thánh Cựu Ước.

Bà cũng muốn khước từ cái mà bà gọi là lối đọc ẩn dụ về dụ ngôn, mà trong đó người cha đại diện cho Thiên Chúa và người con cả “là những người Do Thái càm ràm”. Nhưng chúng ta có thể khước từ quan điểm của người con cả như là một đại diện tiêu cực cho người Do Thái mà vẫn thấy dụ ngôn này về sự ăn năn mà Thiên Chúa muốn chúng ta và sự tha thứ mà Thiên Chúa mang lại cho chúng ta bằng việc tập trung vào chiều kích gia đình trong câu chuyện.

Bất luận là chúng ta có đọc dụ ngôn này như là một lối ẩn dụ hay không, thì chúng ta phải sẵn sàng để thấy nó như là một phép ẩn dụ. Người cha trong câu chuyện dụ ngôn này là một khuôn mẫu cho sự tha thứ của Thiên Chúa, và hai người con đại diện cho các kiểu tính cách mà chúng ta thấy ở giữa người dân hồi đó và bây giờ. Trong gia đình nhân loại, tất cả chúng ta đều đã đi lạc xa theo cách của chúng ta, và tất cả chúng ta phải bắt đầu tiến trình trở nên hiểu về sự cần thiết ăn năn của chúng ta. Chúng ta không cần phải thấy những người con như là đại diện cho dân ngoại và người Do Thái, mà cả hai người con cần phải ăn năn và chấp nhận sự tha thứ của Thiên Chúa.

Mặc dù theo tự nhiên Chúa Giêsu đặt câu chuyện của Ngài trong gia đình Do Thái vào thế kỷ đầu, thì ngay cả người Mỹ thế kỷ 21 cũng có thể liên hệ đến hành xử của hai anh em người Do Thái và những căng thẳng giữa họ. Anh em trong dụ ngôn của Chúa Giêsu phản ánh những chiều kích gia đình, tái tạo lại các loại tính cách khác nhau chi phối nhau. Mỗi người chúng ta giống như người em hoặc người anh, mỗi loại tính cách có những điểm mạnh và điểm yếu, những ân sủng và những khuynh hướng phá hoại. 

Levine cho rằng khi người con thứ nói, “Thưa Cha, con đã đắc tội với trời và với cha”, thì anh ta chỉ đơn giản diễn lại những lời muốn nói với người cha và không thật sự ăn năn. Anh ta chỉ mệt mỏi vì đói và sống với đàn heo. Và người con trưởng đã không chấp nhận người em của mình, người mà anh ta tố cáo vì đã phung phí hết tài sản của cha – theo nghĩa bóng là “cuộc đời anh ta” (ton bion trong tiếng Hy Lạp) – với các cô gái điếm. Người con trưởng cũng đã không chấp nhận tình yêu của người cha, mặc dù người cha “xin” anh ta. Thực ra, động từ Hy Lạp dịch ra là “xin” làparakaleô, là điều có thể có nghĩa là “vỗ về”, hay “an ủi”.

Cả hai anh em đã bắt đầu tiến trình ăn năn bằng việc trở về với cha và đi vào trở lại mối quan hệ với ông. Ăn năn thường không phải là chuyện một lần mà là một tiến trình của sự khôi phục các mối quan hệ. Ăn năn đòi hỏi thời gian, chữa lành, hiểu về bản thân và người khác và lớn lên, nhưng Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta trở về nhà để an ủi và vỗ về. 

Dụ ngôn của Chúa Giêsu mang lại niềm hy vọng. Người con thứ trở về, có lẽ với sự ăn năn bất toàn và có lẽ vẫn còn cảm giác có quyền. Người con cả cần phải coi lại việc làm của mình, xử lý những vấn đề giận dữ của mình và trở nên ít tự công chính đi. Nhưng cả hai người họ giờ đây biết rõ ràng: họ được cha yêu bất luận họ là ai và bất luận là họ đã làm gì. Họ luôn luôn có thể trở về nhà, và họ sẽ tìm thấy sự tha thứ. 

Ăn năn là một tiến trình xây dựng và tái thiết lại mối quan hệ với Thiên Chúa. Cả hai anh em này đều không vô tội và hoàn hảo, và chỗ hổng chính được chỉ ra trong cách mà họ nuôi dưỡng những cách nhìn lỗi về tình yêu của cha họ. Tuy nhiên, câu chuyện dụ ngôn của Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết rằng họ, hoặc chúng ta, đã nhìn nhận sai về tình yêu của Thiên Chúa, chính ở đó, đang đợi chờ chúng ta khi chúng ta bắt đầu tiến trình ăn năn. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và muốn mỗi thành viên của gia đình trở về nhà lại. 

John W. Martens – Giáo sư thần học tại Đại Học Thánh Tôma, St. Paul, MN.
Joseph C. Pham chuyển ngữ từ American Magazine, Q214, Số 7, 29/02/2016
Nguồn: muoianhsang.com

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW