Năm Thương Xót sẽ mang ý nghĩa gì – Phần 3

18-04-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở Năm Thương Xót sẽ mang ý nghĩa gì – Phần 3 by

Không ai ngoại lệ trước sự cần thiết này

“Phúc cho ai có lòng xót thương, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7). Lòng thương xót là một phần nền tảng của đời sống Kitô Giáo. Cả tội nhân và người công chính đều cần đến lòng thương xót và xin sự tha thứ; không ai là một ngoại lệ cả. Trên thực tế, việc hiểu cách lãnh nhận lòng thương xót và thể hiện nó cho người khác mà thực sự có hiệu quả đang có thể là một thách đố. Việc lãnh nhận hành vi tha thứ của người khác có thể biến đổi chúng ta thế nào? Việc thể hiện lòng thương xót cho người khác đáng giá của chúng ta bao nhiêu? Liệu việc tỏ lòng thương xót mang lại lợi ích cho chúng ta là điều khả thể chăng?

Bất chấp tình trạng tội lỗi của chúng ta, Thiên Chúa vẫn mở ra một cánh cửa của lòng thương xót để cho chúng ta bước vào. “Thể hiện lòng thương xót do đó là thuộc về Thiên Chúa, theo một cách đặc biệt, vì nó làm tỏ lộ sự hoàn hảo vô biên của Ngài, và sự giàu có và sự đại lượng vô biên của Ngài”, Thánh Tôma Aquinô viết. Thiên Chúa, nguồn của tất cả lòng thương xót, mang lại cho chúng ta với một kinh nghiệm quá tuyệt vời mà chúng ta không có chọn lựa nào khác mà phải phản chiếu nó đến với anh chị em của chúng ta. Chúng ta được mời gọi để lãnh nhận lòng thương xót của Ngài. Như Thánh Faustina đã viết trong Nhật Ký của Ngài, “Hãy nói với các linh hồn đừng đặt trong trái tim của họ những ngáng trở cho lòng thương xót của Ta, vốn quá muốn hành động ở trong họ. Lòng thương xót của Ta hoạt động trong tất cả những tâm hồn mở ra các cánh cửa của họ cho lòng thương xót”. Thiên Chúa muốn làm cơn mưa lòng thương xót của Ngài trên chúng ta, nhưng chúng ta phải chọn lựa để chấp nhận quà tặng này. Đó không phải là điều gì đó mang tính tự động, mà chúng ta cần phải tham dự phần trí tuệ và ý muốn của chúng ta vào để có thể hiểu, suy tư và chọn lựa món quà cao quý này của lòng thương xót. Để có thể lãnh nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải chấp nhận những sai lỗi của chúng ta (GLGHCG 1847) Chấp nhận sai lỗi của chúng ta thật là khó và đôi khi là một thách đố, bởi vì nó cần phải trả giá cho sự kiêu ngạo và sự ích kỷ của chúng ta.

Lòng thương xót là khi chúng ta không lãnh nhận điều chúng ta xứng đáng. Chúng ta không bị án phạt ngay lập tức. Lúc đầu, việc nhận ra điều mà chúng ta xứng đáng và rồi là sự thiếu sự đáp trả tương xứng có thể dường như là không kết nối với nhau. Chúng ta đang sống trong một thế giới của công lý nơi mà nếu bạn thực hiện một hành vi phạm pháp, sẽ có một án phạt. Cùng một sự việc như thế thì không đúng với lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngang qua sự sa ngã của chúng ta và tình trạng tội lỗi chúng ta nỗ lực đi nỗ lực lại để hiểu năng quyền của tình yêu Thiên Chúa trong mối quan hệ với sự yếu đuối của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ lãnh nhận được điều mà chúng ta thực sự xứng đáng. Trên cơ sở nhận ra điều này, chúng ta cảm thấy một cảm thức về lòng biết ơn sâu xa, một lòng biết ơn có sức biến đổi. “Khi điều này xảy ra, con người vốn là đối tượng của lòng thương xót sẽ không cảm thấy bị hạ nhục, nhưng hơn thế lại cảm thấy một lần nữa và ‘được phục hồi giá trị’”, suy tư của Thánh Gioan Phaolô II trong tông thưDives in Misericordia. Việc đón nhận lòng thương xót và sự tha thứ khôi phục con người nội tâm của chúng ta và biến đổi chúng ta theo một cách mà chúng ta không thể tự sức mình làm được. Nó trở thành một sự chữa lành, một sự tự do. Lòng thương xót dẫn đến sự thật trong việc giúp người ta nhìn vượt ra khỏi những rào cản xảy ra giữa chúng ta và Thiên Chúa và bằng sự trợ giúp của Ngài chúng ta có thể vượt qua những rào cản ấy thế nào. Lòng thương xót giúp chúng ta thấy được tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài có sức biến đổi thế nào.

Vào những thời điểm đặc biệt trong suốt cuộc đời của chúng ta chúng ta có thể gợi nhắc lại việc đã từng xin sự tha thứ cho những sai trái của chúng ta. ‘Tôi xin lỗi’ là một câu nói thương xuyên của thời ấu thơ khi chúng ta được dạy dỗ để nhận ra những sai lỗi của chúng ta và chỉnh sửa chúng cho đúng. Trên mức độ tự nhiên, thì thật bình thường để cảm thấy chần chừ trong vấn đề tha thứ. Tha thứ cho người khác đòi hỏi một hành động về phía chúng ta, một chọn lựa, và đôi khi nó cần phải được chọn lựa đi chọn lựa lại. Thật là quan trọng để nhận biết rằng sự tha thứ thì không phải là, nhưng thật thiết yếu để nhận biết chính bản thân rằng chúng ta đã kinh nghiệm được sự tổn thương và thậm chí là chúng ta khao khát để đán trả. Phớt lờ sự tổn thương đã kinh nghiệm tạo nên một sự khước từ về hiệu quả thật của việc làm sai trái, vốn là điều không tốt cả về phương diện thiêng liêng và tâm lý. Khi một ai đó làm tổn hại đến chúng ta và làm điều sai trái, thì điều ấy gây tổn thương. Nỗi đau tạo nên cảm xúc thật và sự đau khổ thật. Điều gì làm cho người ta có thể tha thứ trước một sự xúc phạm như thế? Cảm thấy tức giận và nuôi dưỡng một cảm giác hận thù có thể tạm thời mang lại cho chúng ta sức mạnh, nhưng về lâu về dài sẽ gây nguy hiểm cho chúng ta. Nuôi dưỡng lòng hận thù làm tiêu hao thời gian và sức lực như nhau, ngay cả khi chúng ta không thực sự nhận biết đầy đủ về nó. Như là một phần của tiến trình tha thứ, thì sự đồng cảm đóng một vai trò quan trọng. Sự đồng cảm có liên hệ đến việc quan tâm và hiểu đuợc sự đáp trả trước quan điểm hay kinh nghiệm của người khác. Điều này không có nghĩa là, tuy nhiên, chúng ta đồng thuận hay tán thưởng quan điểm và cách hành xử của người khác. Nếu chúng ta chuẩn bị tha thứ cho một ai đó, thì thật là quan trọng để thấy rằng người ấy không hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt bởi vì chúng ta hiểu rằng chúng ta không toàn thiện hoặc không toàn xấu. “Mối quan hệ của lòng thương xót được dựa trên kinh nghiệm chung về điều tốt lành ấy vốn là con người, về kinh nghiệm chung về phẩm giá thuộc về người ấy” (Dives in Misericordia, 6). Lòng thương xót thuộc về phẩm giá của con người nhân loại. Khi chúng ta biết xót thương, chúng ta phản chiếu sự tốt lành của Thiên Chúa và nghĩa vụ của chúng ta đối với người thân cận. Lòng thương xót khôi phục giá trị cho người bị sa ngã và mang lại vinh quang cho năng quyền của Đức Kitô và sứ vụ cứu chuộc của Ngài.

Jessie Tappel, MS, tốt nghiệp Học Viện Khoa Học Tâm Lý và giờ đang phục vụ là người chuyên gia chữa lành tâm lý cho Tổ Chức Bác Ái Công Giáo của Giáo Phận Arlington.

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Zenit

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW