Đức Giáo Hoàng Phanxicô – Bài giảng Lễ Lá 2016

21-03-2016 Chức năng bình luận bị tắt ở Đức Giáo Hoàng Phanxicô – Bài giảng Lễ Lá 2016 by

Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!” (x. Lc 19:38), đám đông dân chúng Giêrusalem đã vui mừng tung hô khi họ đón tiếp Chúa Giêsu. Chúng ta đã thực hiện việc nhiệt thành đó: bằng việc giơ những cành ô-liu và những cành cọ mà chúng ta thể hiện lời ca tụng và niềm vui của chúng ta, lòng khao khát của chúng ta để đón tiếp Chúa Giêsu Đấng đến với chúng ta. Cũng như Ngài đã đi vào Thành Giêrusalem, thì Ngài cũng mong muốn đi vào các thành phố của chúng ta và cuộc sống của chúng ta. Như Ngài đã thực hiện trong Tin Mừng, cưỡi trên một con lừa, thì cũng thế Ngài đến với chúng ta trong sự khiêm nhường; Ngài đến “nhân danh Chúa”. Ngang qua sức mạnh của tình yêu thánh của Ngài, Ngài tha thứ cho các tội lỗi của chúng ta và hoà giải chúng ta với Chúa Cha và với chính bản thân chúng ta.

Chúa Giêsu hài lòng với việc thể hiện tình cảm của đám đông dành cho Ngài. Khi những người Pha-ri-sêu đề nghị Ngài hãy làm cho các trẻ em và những người đang ca tụng Ngài im lặng, Ngài trả lời: "Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên" (Lc 19:40). Không có điều gì có thể làm suy giảm lòng nhiệt thành của họ dành cho việc đi vào của Chúa Giêsu. Chớ gì chẳng có gì ngăn chặn chúng ta khỏi việc tìm kiếm ở nơi Ngài nguồn mạch niềm vui của chúng ta, niềm vui đích thực, vốn gắn liền và mang lại bình an; bởi vì chỉ một mình Chúa Giêsu mà thôi mới có thể cứu chúng ta khỏi những cạm bẫy của tội lỗi, sự chết, sự sợ hãi và nỗi buồn.

Phụng vụ hôm nay dạy cho chúng ta rằng Thiên Chúa đã không cứu chúg ta bằng việc ngự vào khải hoàn của Ngài hay bằng các phương thế của các phép lạ đầy quyền năg. Thánh Tông Đồ Phaolô, trong bài đọc thứ hai, tóm lược lại trong hai động từ con đường của sự cứu chuộc: “huỷ mình” và “khiêm hạ” chính Ngài (Pl 2:7-8). Hai động từ này cho thấy sự vô biên của tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúa Giêsu đã huỷ mình: Ngài đã không bám víu vào vinh quang vốn là của Ngài trong tư cách là Con Thiên Chúa, nhưng lại trở thành Con Người để liên đới với chúng ta là các tội nhân trong mọi sự; nhưng Ngài thì không có tội. Hơn thế nữa, Ngài đã sống ở giữa chúng ta trong “thân phận tôi đòi” (c. 7); không phải là một vị vua hay một hoàng tử, mà là một người tôi tớ. Do đó, Ngài đã tự huỷ chính Ngài, và cái hố sâu của sự khiêm hạ của Ngài, như Tuần Thánh cho chúng ta thấy, dường như là không đáy.

Dấu chỉ thứ nhất của tình yêu “không tận cùng” này (Ga 13:1) là việc rửa chân. “Thiên Chúa và Chủ” (Ga 13:14) cúi xuống trên chân của các môn đệ của Ngài, như là các tôi tớ đã thực hiện. Ngài tỏ cho chúng ta thấy bằng gương mẫu mà chúng ta cần để cho tình yêu của Ngài chạm đến chúng ta, một tình yêu cúi xuống trên chúng ta; chúng ta không thể làm bất cứ điều gì kém hơn, chúng ta không thể yêu thương mà không để cho bản thân chúng ta được Ngài yêu chúng ta trước, mà không kinh nghiệm được sự dịu dàng đầy kinh ngạc của Ngài và không chấp nhận rằng tình yêu đích thực hệ tại ở ở việc phục vụ cụ thể.

Nhưng đây chỉ là khởi đầu. Sự khiêm hạ của Chúa Giêsu chạm đến chiều thẳm sâu nhất của nó trong Cuộc Khổ Nạn: Ngài đã bị bán với giá ba mươi quan tiền và đã bị phản bội bởi nụ hôn của một người môn đệ mà Ngài đã chọn và gọi là bạn hữu của Ngài. Hầu hết các môn đệ khác thì bỏ chạy và bỏ mặc Ngài; Phêrô chối Ngài ba lần ở sân đền thờ. Hiêm hạ trong thần trí của Ngài bởi sự nhạo báng, những lời thoá mạ và nhổ nước miếng, Ngài chịu đau khổ nơi thân xác của Ngài sự tàn bạo khủng khiếp: những cú đấm, việc tra tấn và mão gai làm cho diện mạo của Ngài không thể nhận ra được. Ngài cũng kinh nghiệm sự xấu hổ và sự lên án đáng xấu hổ bởi các nhà cầm quyền tôn giáo và chính trị: Ngài bị biến thành tội lỗi và bị coi là không công chính. Sau đó Phi-la-tô lại gửi Ngài đến với Hê-rô-đê, là người sau đó lại gửi Ngài đến với nhà cầm quyền Rôma. Ngay cả mọi hình thức công bằng đều từ chối Ngài, Chúa Giêsu cũng kinh nghiệm ở nơi thân xác Ngài sự thờ ơ, bởi vì không ai muốn chịu trách nhiệm về số phận của Ngài. Đám đông, những người mới trước đó đã tung hô Ngài, giờ đây lại đổi tiếng tung hô của họ thành một tiếng kêu tố cáo, thậm chí đến mức thà yêu thích một tên sát nhân được tha hơn là Ngài. Và vì thế giờ của cái chết trên thập giá cũng đến, hình thức đớn đau nhất của sự xấu hổ ấy dành cho những kẻ phản bội, nôl ệ và kiểu tội ác khủng khiếp nhất. Nhưng sự cô tịch, sự phỉ báng và đau khổ vẫn chưa phải là mức trọn vẹn của sự bị tước bỏ của Ngài. Để hoàn toàn liên đới với chúng ta, Ngài cũng kinh nghiệm trên thập giá sự bỏ mặc nhiệm mầu của Chúa Cha. Tuy nhiên, trong sự bỏ mặc của Ngài, Ngài cầu nguyện và tín thác chính bản thân Ngài: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23:47). Treo trên cây thập giá gỗ, ngoài sự chế nhạo, giờ đây Ngài còn đối diện với một cơn cám dỗ sau cùng: bước xuống khỏi Thập Giá, chiến thắng sự dữ bằng sức mạnh và thể hiện diện mạo của một Thiên Chúa quyền thế và bất khuất. Tuy nhiên, Chúa Giêsu ngay cả ở đây trên đỉnh cao của sự nhục mạ của Ngài, lại tỏ lộ diện mạo thật của Thiên Chúa, chính là lòng thương xót. Ngài tha thứ cho những người đóng đinh Ngài, Ngài mở cửa thiên đàng cho người trộm ăn năn và Ngài chạm vào tâm hồn của viên đại đội trưởng. Nếu mầu nhiệm của sự dữ là không thể hiểu nổi, thì thực tại của Tình Yêu đổ tràn ra qua Ngài là vô biên, chạm đến ngay cả nấm mồ và âm ty. Ngài mang lấy ở nơi chính Ngài tất cả mọi đau khổ của chúng ta mà Ngài có thể cứu chuộc, mang ánh sáng vào nơi tối tăm, sự sống vào sự chết, tình yêu vào lòng hận thù.

Cách hành động của Thiên Chúa cho đến giờ dường như đã tách lìa ra khỏi cách hành động của chúng ta, rằng Ngài đã bị hạ nhục vì chúng ta, trong khi dường như thật khó đối với chúng ta để thậm chí quên đi chính bản thân chúng ta một chút. Ngài đến để cứu chúng ta; chúng ta được mời gọi để chọn đường lối của Ngài: đường lối của sự phục vụ, của việc cho đi, của sự quên đi bản thân chúng ta. Chúng ta hãy bước đi trên con đường này, dừng lại trong những ngày này để chiêm ngắm thập Giá, “ngai toà vương quyền của Thiên Chúa”, để họ về tình yêu khiêm nhường cứu và ban cho chúng ta sự sống, để chúng ta có thể bỏ đi tất cả mọi sự ích kỷ, và sự tìm kiếm quyền lực và sự nổi tiếng. Bằng việc tự hạ mình, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy bước đi trên con đường của Ngài. Chúng ta hãy hướng mặt của chúng ta về phía Ngài, chúng ta hãy xin ân sủng để hiểu một điều gì đó về mầu nhiệm của sự hoàn toàn huỷ mình của Ngài vì chúng ta; và rồi, trong thinh lặng, chúng ta hãy chiêm ngắm mầu nhiệm của Tuần này.

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio
Nguồn: muoianhsang.com

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW