ĐHY Turkson: “Một sự thay đổi cần thiết để bảo vệ trái đất và con người”

18-05-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở ĐHY Turkson: “Một sự thay đổi cần thiết để bảo vệ trái đất và con người” by

VATICAN. 15/05/2015 (MAS/SLM) – “Lẽ dĩ nhiên chúng ta rõ ràng cần một sự thay đổi nền tảng để bảo vệ trái đất và cư dân trên mặt đất – là điều, chắc chắn, sẽ giúp chúng ta “nâng cao phẩm giá cho con người”

Phát biểu tại Đại Hội Khoáng Đại Caritas Quốc Tế, Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình, nói nhân loại đang đối diện với những thay đổi quá xa đặc biệt là khi nhìn đến sự biến đổi khí hậu và sự phát triển con người. Mặc dù nhân loại đã đạt tới một tiến bộ lớn lao, đặc biệt là trong hai thế kỷ qua, thì tiến bộ này “có những mặt tối của nó và những cái giá không thể chấp nhận được”. Nhiều phần trên thế giới vẫn cứ ở trong tình trạng nghèo nàn, bất luận là nguồn tài nguyên dồi dào, trong khi đó “một nhóm nhỏ đặc quyền toàn cầu” lại kiểm soát toàn bộ sự thịnh vượng của thế giới và tiêu thụ toàn bộ nguồn lực của nó. Đơn cử một ví dụ, Đức Hồng Y Turkson chỉ ra rằng mặc dù thế giới sản xuất ra được nhiều hơn là mức đủ lương thực cho mọi người, thì hàng trăm triệu người vẫn cứ đói. Chiến dịch của Caritas “Một Gia Đình Nhân Loại, Thực Phẩm Cho Tất Cả”, Ngài nhấn mạnh, tìm kiếm để thể hiện thách đố ấy.

Những thái độ thờ ơ cũng ảnh hưởng đến cách mà chúng ta đối xử với thế giới tự nhiên. Con người nhân loại là một phần của tự nhiên, nhưng quá thường chúng ta đã “đi vượt ra những ranh giới tự nhiên nền tảng nhất của địa cầu này” dẫn đến một sự phá vỡ sự cân bằng sinh thái của trái đất, và đe doạ trái đất bằng “một sự tàn phá lớn lao”. ĐHY Turkson đã cảnh báo rằng khí hậu có liên hệ đến những thảm hoạ đang đe doạ cả “những nước nghèo và những nước đang là trung tâm của kinh tế hiện đại” – tuy nhiên các hậu quả thì nghiêm trọng hơn đối với những nước nghèo.

Các giải pháp, ĐHY Turkson nói, cần phải dựa trên một số nguyên tắc nền tảng. Tất cả con người nhân loại đều được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, và vì thế chúng ta phải đối xử với nhau như anh chị em, đặt nền tảng các mối quan hệ trên sự tôn trọng, hoà giải, và đoàn kết”.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận “rằng mọi thứ Thiên Chúa tạo nên đều tốt đẹp, quý giá, và có giá trị…và do đó, sự đáp trả đúng đắn khi nhận một quà tặng tuyệt vời như thế chắc chắn là một sự đáp trả của lòng biết ơn, tình yêu, và sự tôn trọng”. Vì lý do này, Ngài nói, chúng ta có một “nghĩa vụ thánh thiêng” để chăm sóc trái đất, để đảm bảo rằng chúng ta sẽ trao lại cho con em của chúng ta món quà này.

ĐHY Turkson nói rằng chúng ta có thể và cần sử dụng những quà tặng của trái đất, nhưng khuôn mẫu hiện tại là “mất quân bình”. Chúng ta đã sử dụng quá nhiều, và bảo tồn lại quá ít. Năm 2015, Ngài lưu ý, có ba cuộc hội thảo chính – về sự phát triển tài chính ở Addis Ababa, Ethopia; về sự phát triển duy trì ở New York; và về thay đổi khí hậu ở Paris – sẽ nỗ lực để đi đến chỗ nắm bắt được những vấn đề thực tế mà chúng ta đang đối diện, và đi đến chỗ đồng thuận về những giải pháp.

Trong phần kết bài diễn văn của Ngài, ĐHY Turkson nói bất kỳ một nỗ lực nào để tìm ra các giải pháp phải được đặt nền móng trên một nền tảng đạo đức chắc chắn. “Không có sự hoán cải mang tính luân lý và sự thay đổi tâm hồn, thì ngay cả những quy định, chính sác, và mục tiêu tốt trên thế giới rất có thể sẽ chẳng hiệu nghiệm. Không có nền tảng đạo đức này, thì nhân loại sẽ thiếu mất sự can đảm, tố chất đạo đức, để thi hành ngay cả những đề nghị chính sách nhạy bén nhất”. Tất cả chúng ta đều có một “ưu tiên đạo đức” để bảo vệ và chăm sóc tạo vật, và con người nhân loại, nhấn mạnh cách đặc biệt đến việc tuân thủ của nhiều hơn nữa các quốc gia đặc quyền – và các cá nhân – để chăm sóc người nghèo, đặc biệt khi nhìn đến sự biến đổi khí hậu.

Do đó, Ngài nói, chúng ta cần “phải nuôi dưỡng một hệ thống giá trị mới và đạo đức mới – bao gồm cả việc đối thoại với môi trường, có lòng thương cảm với những người bị loại trừ, can đảm để đưa ra những quyết định dứt khoát, và một sự dấn thân để hợp tác với nhau vì mục đích chung cho thiện ích chung mang tính toàn cầu. Chúng ta cần một sự hoán cải trọn vẹn tâm hồn và tư tưởng, thói quên và phòng cách, cấu trúc và thể chế”.

Đại Hội Khoáng Đại Caritas lần thứ 20 sẽ kết thúc vào Chúa Nhật này.

Joseph C. Pham Theo Vatican Radio

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW