ĐGH Phanxicô – Về việc khôi phục sự giao tiếp

08-09-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở ĐGH Phanxicô – Về việc khôi phục sự giao tiếp by

Anh chị em thân mến, xin chào buổi sáng!

Tin Mừng ngày hôm nay liên hệ đến việc Chúa Giêsu chữa lành một người bị điếc và không thể nói, một biến cố không thể tin nổi cho thấy cách Chúa Giêsu tái thiết lập lại sự giao tiếp hoàn toàn của con người với Thiên Chúa và với người khác. Phép lạ được thực hiện trong một ở giữa vùng thập tỉnh, nghĩa là ở một lãnh địa hoàn toàn dân ngoại; do đó, người câm điếc này được mang đến trước Chúa Giêsu trở thành một biểu tượng của một người không tin là người hoàn tất hành trình niềm tin. Trong thực tế, tình trạng điếc của anh ta thể hiện sự mất khả năng nghe và hiểu, không chỉ là ngôn từ của con người, mà còn là Lời của Thiên Chúa. Và Thánh Phaolô nhắc nhớ chúng ta rằng “niềm tin xuất phát từ điều nghe được”.

Điều đầu tiên Chúa Giêsu thực hiện là đưa người này ra khỏi đám đông: Ngài không muốn cho công chúng thấy hành động mà Ngài sắp sửa thực hiện, nhưng Ngài cũng không muốn lời Ngài bị mất hút trong muôn vàn tiếng nói và lời bàn tán của những người xung quanh. Lời Thiên Chúa mà Đức Kitô mang lại cho chúng ta cần một sự thinh lặng để đón nhận như là Lời chữa lành, Lời hoà giải và tái thiết lập sự giao tiếp.

Chúng ta được kể cho biết hai hoạt động mà Chúa Giêsu thực hiện. Ngài chạm vào tai và lưỡi của người điếc. Tái thiết lập mối quan hệ với người đàn ông này vốn đã bị “khoá lại” trong việc giao tiếp, trước tiến Ngài tìm cách tái thiết lập mối liên hệ. Nhưng phép lạ là một quà tặng từ trên cao, điều mà Chúa Giêsu khẩn cầu cùng Chúa Cha. Đó là lý do vì sao mà đôi mắt của Ngài ngước lên trời và ra lệnh, “Hãy mở ra”. Và đôi tai của người điếc được mở ra, nút thắt của lưỡi anh ta được hiệp nhất lại và ông ta bắt đầu nói mộ cách chính xác.

Bài học mà chúng ta có thể rút ra từ cảnh tượng này là Thiên Chúa không khép kín nơi chính bản thân Ngài, nhưng thay vào đó Ngài mở chính Ngài ra và đặt bản thân Ngài vào trong sự giao tiếp với nhân loại. Trong lòng thương xót vô biên của Ngài, Thiên Chúa vượt thắng được vực thẳm của sự khác biệt vô biên giữa Ngài và chúng ta, và đến để gặp gỡ chúng ta. Để mang lại sự giao tiếp này với con người, Thiên Chúa trở thành con người. Thật là không đủ để Ngài chỉ nói với chúng ta ngang qua lề luật và các vị tiên tri, mà thay vào đó Ngài làm cho chính bản thân Ngài hiện diện ở nơi con người của Con Một Ngài, Ngôi Lời trở thành xác phàm. Chúa Giêsu là “người thợ xây cầu” tuyệt vời là Đấng đã xây dựng nơi chính bản thân Ngài chiếc cầu tuyệt vời của sự thông giao trọn vẹn với Chúa Cha.

Nhưng Tin Mừng này cũng nói cho chúng ta về chính bản thân chúng ta: Thường thì chúng ta bị cuốn hút và khép kín lại nơi chính bản thân mình, và chúng ta tạo ra nhiều hòn đảo không vào được và không đón tiếp được. Ngay cả các mối quan hệ căn bản nhất đôi khi cũng có thể tạo ra những thực tại không có khả năng về sự mở ra mang tính tương giao: đôi bạn khép kín, gia đình khép kín, một nhóm khép kín, giáo xứ khép kín, đất nước khép kín. Và đây không phải là điều thuộc về Thiên Chúa. Đây là điều thuộc về chúng ta. Đây là tội lỗi của chúng ta.

Tuy nhiên, ngay tại cội nguồn của đời sống Kitô Hữu của chúng ta, trong phép rửa, rõ ràng là cử chỉ và lời của Chúa Giêsu hiện diện: “Ephaphatha!” “Hãy mở ra!” Và phép lạ đã được thực hiện. Chúng ta đã được chữa lành về tình trạng điếc của cái tôi và tình trạng câm của việc khép kín lại nơi chính bản thân chúng ta, và về tội lỗi, vàchu1ng ta đã được tháp nhập vào trong gia đình lớn lao của Giáo Hội. Chúng ta có thể nghe Thiên Chúa là Đấng đang nói với chúng ta và thông truyền lời của Ngài cho những người trước đó chưa bao giờ nghe Lời ấy, hoặc cho người đã lãng quên Lời và đã chôn vùi Lời dưới những đám gai của những lo lắng và những cạm bẫy của thế gian.

Chúng ta hãy xin Mẹ Maria, một người phụ nữ của sự lắng nghe và của lời chứng đầy niềm vui, để Mẹ giữ gìn chúng ta trong sự dấn thân tuyên xưng niềm tin của chúng ta và thông truyền những điều tuyệt vời của Thiên Chúa cho những người mà chúng ta gặp gỡ trên đường của chúng ta.

Sau Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến,

Lòng thương xót của Thiên Chúa được thấy ngang qua việc làm của chúng ta, như đã được thể hiện cho chúng ta ngang qua đời sống của Chân Phúc Teresa Calcutta, mà chúng ta đã kỷ niệm ngày mất của Mẹ ngày hôm qua.

Đối diện với bi kịch về hàng ngàn người tỵ nạn đã chạy trốn cái chết từ chiến tranh và nạn đói, và những người đã bắt đầu một cuộc hành trình được thôi thúc bởi niềm hy vọng sống cò, Tin Mừng mời gọi chúng ta hãy trở thành “những người thân cận” của những người yếu thế nhất và bị bỏ rơi. Mang lại cho họ niềm hy vọng cụ thể. Thật chưa đủ để nói, “Hãy can đảm. Hãy nhẫn nại”. Niềm hy vọng Kitô Giáo có một tinh thần chiến đấu, với sự bền bỉ của người đang tiến về một mục tiêu chắc chắn.

Do đó, trước thềm Năm Thánh Thương Xót sắp tới, tôi kêu gọi các giáo xứ, các cộng đoàn tu trì, các tu viện và cá đền thờ ở khắp Châu Âu, hãy thể hiện việc áp dụng Tin Mừng và hãy đón tiếp một gia đình tỵ nạn. Một dấu chỉ cụ thể trong việc chuẩn bị Năm Thánh Thương Xót.

Việc mọi giáo xứ, mọi cộng đoàn tu trì, mọi tu viện, mọi đền thờ của Châu Âu đón tiếp một gia đình, bắt đầu ngay tại Giáo Phận Rôma của tôi.

Tôi nói cùng với các anh em giám mục của tôi tại Châu Âu, các vị mục tử thực sự, để trong các giáo phận của các Ngài người ta thi hành lời kêu gọi của tôi, khi nhớ rằng Lòng Thương Xót là tên thứ hai của Tình Yêu: “Điều gì anh em làm cho một trong những kẻ bé mọn này, là anh em đang làm cho chính Ta”.

Hai giáo xứ của Vatican cũng sẽ đón tiếp các gia đình tỵ nạn vào những ngày tới đây.

Giờ đây tôi sẽ nói một chút về Tây Ban Nha khi suy xét tình hình giữa Venezuela và Colombia.

Trong những ngày này các giám mục Venezuela và Colombia đã gặp gỡ để xem xét cùng nhau tình hình đau thương đã được tạo ra tại vùng biên giới giữa hai đất nước này. Tôi thấy trong cuộc gặp gỡ này một dấu chỉ rõ ràng của niềm hy vọng. Tôi mời gọi mọi người, đặc biệt là những người Venezuela và Colombia yêu dấu, hãy cầu nguyện, để, bằng tinh thần liên đới và huynh đệ, những khó khăn hiện thời có thể vượt thắng được.

Hôm qua, tại Gerona, Tây Ban Nha, Fidela Oller, Josefa Monrabal và Facunda Margenat đã được phong chân phúc. Các Ngài là những nữ tu của Tu Viện Các Nữ Tu Thánh Giuse Gerona, đã bị giết hại vì niềm tin của các Ngài vào Đức Kitô và Giáo Hội. Bất chấp những đe doạ và sự hăm doạ, những nữ tu này đã can đảm để ở lại nơi mà các Ngài đang phục vụ người đau yếu, trong sự tín thác vào Thiên Chúa. Chớ gì chứng tá anh hùng của các Ngài, đến mức đổ máu ra, mang lại niềm hy vọng và sức mạnh cho quá nhiều người ngày nay đang bị bách hại vì niềm tin của mình. Và chúng ta biết rằng có nhiều người như thế này.

Hai ngày vừa qua là Đại Hội Thể Thao Châu Phi được khai mạc tại Brazzaville, thủ đô của Cộng Hoà Congo, có sự tham gia của hàng ngàn vận độn viên trên khắp lục địa. Tôi hy vọng rằng sự kiện thể thao lớn lao này sẽ góp phần tạo nên hoà bình, tình anh em và sự phát triển của tất cả các nước Châu Phi. Tôi xin chào, và chúng ta hãy chào những người Châu Phi đang tham gia vào những hoạt động thi đấu này.

Tôi hết lòng chào tất cả mọi người, tất cả những khách hành hương thân yêu đến từ Ý và từ nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ca đoàn Molvena, Dòng Thánh Giá, các giáo dân của Giáo Xứ San Martino Buon Albergo e Caldogno và giới trẻ của Giáo Phận Ivrea, là những người đi bộ Rôma này cùng với Via Francigena.

Tôi xin chúc tất cả các bạn một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin vui lòng, đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin chúc bữa trưa ngon miệng và xin hẹn gặp lại!

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW