ĐGH Phanxicô – Sự khiêm nhường Kitô giáo không phải là ái khổ, mà là tình yêu

19-04-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở ĐGH Phanxicô – Sự khiêm nhường Kitô giáo không phải là ái khổ, mà là tình yêu by

Sự hạ nhục tự bản chất của nó là một kiểu ái khổ, nhưng khi nó chịu đau khổ và chịu đựng nhân danh Tin Mừng thì nó làm cho chúng ta nên giống Chúa Giêsu. Đó là điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong bài giảng của Ngài tại Thánh Lễ sáng Thứ Sáu (17/04) tại Nguyện Đường Santa Marta, khi Ngài mời gọi các Tín Hữu đừng bao giờ dung dưỡng những tâm tình hận thù, nhưng là hãy dành cho chính bản thân họ thời gian để khám phá bên trong chính bản thân họ những tình cảm và những thái độ làm vui lòng Thiên Chúa: tình yêu và đối thoại.

Con người có thể phản ứng lại trước những hoàn cảnh khó khăn theo cách thế mà Thiên Chúa thực hiện không? Có thể, Đức Giáo Hoàng nói, và đó là tất cả vấn đề về thời gian. Thời gian để cho phép bản thân mình được thấp nhậm những tâm tình của Chúa Giêsu. Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải thích điều này bằng việc nhìn vào cảnh tượng trong những ngày mà bài đọc từ Sách Tông Đồ Công Vụ nói đến. Các Tông Đồ được mời gọi trước ra trước Công Đường, bị tố cáo về việc rao giảng Tin Mừng mà các luật sỹ đã không muốn nghe.

Đừng dành thời gian hận thù

Tuy nhiên, một trong những người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, ông Galamiel, đã đề nghị thẳng thắn rằng các Tông Đồ cần được phép để tiếp tục rao giảng, bởi vì nếu sự giảng dạy của các Tông Đồ “là bởi nguồn gốc con người, thì nó sẽ tự tiêu huỷ”, là điều không xảy ra nếu nó đến từ Thiên Chúa. Hội Đồng chấp nhận lời đề nghị – đó là, Đức Giáo Hoàng nói, họ đã chọn để chờ “thời gian”. Họ đã không phản ứng theo những tình cảm hận thù bản năng. Và điều này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, là một “phương dược” đúng đắn cho mọi người:

Hãy dành thời gian. Điều này thật hữu ích cho chúng ta khi chúng ta có những tư tưởng tồi tệ về những người khác, cảm giác tội tệ, khi chúng ta có lòng tức giận, lòng hận thù, thì đừng để cho nó lớn lên, mà phải dừng nó lại, hãy cho nó thời gian. Thời gian sẽ sắp xếp mọi thứ hoà hợp, và làm cho chúng ta nhìn thấy mọi thứ trong ánh sáng đúng đắn. Nhưng nếu bạn phản ứng ngay trong thời khắc của sự giận dữ, thì chắc chắn bạn sẽ bất công. Bạn sẽ bất công. Và bạn sẽ làm tổn thương chính mình. Đây là lời khuyên: thời gian, thời gian trong thời khắc của cơn cám dỗ.

Người dành cho Chúa thời gian

Khi chúng ta nuôi dưỡng những bực tức, Đức Giáo Hoàng nói, thì thật không thể tránh khỏi là sẽ có một sự bùng nổ. “Nó sẽ bùng nó ra trong những thoá mạ, trong chiến tranh”, Ngài nhận thấy, và “với những tư tưởng tội lỗi này hướng về người khác, chúng ta đang chiến đấu chống lại Thiên Chúa”; mặc dù Thiên Chúa, mặt khác, “yêu thương những người khác, yêu thương sự hoà hợp, yêu thương tình yêu, yêu mến đối thoại, yêu mến đi cùng nhau”. Điều đó thậm chí “cũng xảy ra với tôi”, Đức Giáo Hoàng thú nhận: “Khi một điều gì đó không hài lòng, thì cảm giác đầu tiên không thuộc về Thiên Chúa, nó là sự hèn mạt, luôn luôn thế”. Thay vào đó, chúng ta cần phải cho bản thân chúng ta một khoảng dừng, Ngài nói, và chúng ta phải dành “không gian cho Thần Khí”, để “chúng ta có thể làm đúng, để chúng ta có thể đi đến điểm bình an”. Giống như các Tông Đồ, những người đã bị tra tấn và đã rời khỏi Hội Đồng “vui mừng” vì đã trải qua “sự bị mất danh dự vì Danh” của Chúa Giêsu.

Niềm tự hào là người đứng đầu dẫn bạn đi đến chỗ muốn giết người khác; sự khiêm nhường, ngay cả sự hạ nhục, dẫn bạn đến chỗ giống như Đức Giêsu. Và đây là một điều mà chúng ta không nghĩ đến. Trong thời khắc này vốn đang có quá nhiều anh chị em của chúng ta đang chịu tử đạo vì Danh Chúa Giêsu, họ đang ở trong tình trạng này, họ có, trong thời khắc này, niềm vui vì đã chịu mất danh dự, và ngay cả cái chết, vì Danh Chúa Giêsu. Để thoát khỏi niềm tự hào là người đứng nhất, thì chỉ có một con đường là mở ra cho sự khiêm nhường, cho sự khiêm nhường mà chưa bao giờ đi đến mà không có sự hạ nhục. Đây là điều không thể hiểu được cách tự nhiên. Đó là một ân sủng mà chúng ta phải xin”.

Các vị tử đạo và Đức Kitô khiêm nhường

Đó là ân sủng, Đức Giáo Hoàng kết luận, về “sự nên giống Đức Kitô”. Điều đó không chỉ là các vị tử đạo ngày nay là những người đang làm chứng cho sự bắt chước này; mà còn cả những người “nam nữ đang chịu sự nhục mạ mỗi ngày, và vì phần ích của gia đình họ”, và những người “bịt miệng lại, những người không nói, chịu đau khổ vì tình yêu cho Đức Kitô”.

Và đây là sự thánh thiện của Giáo Hội, niềm vui mà sự hạ nhục mang lại, không chỉ bởi vì sự hạ nhục là đẹp đẽ, không, đó có lẽ là sự ái khổ, không: là vì cùng với sự hạ nhục đó, bạn bắt chước Chúa Giêsu. Hai thái độ: một thái độ của sự khép mình lại mang đến cho bạn sự hận thù, đến cơn lôi đình, đến chỗ muốn giết hại người khác; và một thái độ của việc mở ra cho Thiên Chúa trên con đường của Chúa Giêsu, thái độ làm cho chúng ta chấp nhận những nhục hình, ngay cả những nhục hình kinh khiếp, với niềm vui nội tâm đó làm cho chúng ta thuộc về con đường đã được Chúa Giêsu tạo ra”.

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Radio Vatican

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW