ĐGH Phanxicô – Lòng Thương Xót tha thứ và lãng quên

02-03-2016 Chức năng bình luận bị tắt ở ĐGH Phanxicô – Lòng Thương Xót tha thứ và lãng quên by

ĐGH Phanxicô đã cử hành Thánh lễ tại nguyện đường Santa Marta ở Vatican vào sáng Thứ Ba (01/03). Trong những lời nói với người tín hữu theo các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha nói về mùa Chay như là một thời kỳ đặc biệt mà trong đó chuẩn bị tâm hồn chúng ta để lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa và sau đó tha thứ cho anh em đồng loại của chúng ta, quên đi sai lỗi của người khác.

Bài giảng của Đức Thánh Cha tập trung vào khả năng tha thứ vô biên của Thiên Chúa như là sự hoàn hảo thuộc về bản tính của Ngài, điều vốn trái lại cách sâu sắc sự bất lực của bản tính sa ngã của con người để thực hiện ngay cả sự tiến bộ nhẹ nhàng nhất trước sai lỗi của mình.

Không có ký ức

Lấy câu hỏi nổi tiếng của Phêrô dành cho Chúa Giêsu như điểm xuất phát từ Tin Mừng khi nói đến bao nhiêu lần mà chúng ta cần tha thứ cho một người anh em đã phạm lỗi với chúng ta – bảy mươi lần bảy (x. Mt 18:22) – và đoạn kinh thánh từ bài đọc thứ nhất về Adaria, đã bị kết án tử vì tội đã khước từ thờ phượng một ngẫu tượng bằng vàng, người mà từ ngọn lửa của lò lửa bùng cháy khẩn xin lòng thương xót của Thiên Chúa cho người dân đồng thời cũng xin sự tha thứ cho chính bản thân ông (x. Đn 3:25; 33-43), Đức Thánh Cha đưa ra lời cầu nguyện của Adaria như là một sự minh hoạ đặc biệt phù hợp về con đường mà chúng ta phải tín thác vào sự tốt lành và lòng thương xót của Thiên Chúa.

“Khi Thiên Chúa tha thứ, sự tha thứ của Ngài quá lớn lao đến nỗi dường như Thiên Chúa lãng quên. Khá trái ngược với điều mà chúng ta thực hiện, khi chúng ta lải nhải: “Nhưng thế này đã thực hiện thế này thế này” và chúng ta có những lịch sử toàn vẹn về nhiều người, phải vậy không? Từ thời xa xưa ngang qua Thời Kỳ Trung Cổ của họ, thời kỳ hiện đại của họ, và thậm chí đến ngay thời điểm bây giờ của họ – và chúng ta không quên. Tại sao? Bởi vì chúng ta không có một tâm hồn thương xót. ‘Xin hãy đối xử với chúng con theo lòng nhân hậu’, người trẻ Adaria nói ‘theo lòng từ bi sung mãn của Chúa xin cứu chúng con’. Đó là một lời khẩn cầu lên lòng thương xót của Thiên Chúa, để Ngài có thể ban cho chúng ta sự tha thứ và ơn cứu độ và quên đi tội lỗi của chúng ta”.

Đẳng thức của sự tha thứ

Trong bản văn Tin Mừng, khi giải thích cho Phêrô rằng chúng ta phải luôn luôn tha thứ, Chúa Giêsu kể về câu chuyện hai người mang nợ, người thứ nhất nhận được sự tha nợ từ chủ của mình, trong khi đang mang nợ ông quá lớn, và cũng là người sau đó chính ông không thể thương xót người khác, người đã nợ ông một khoản nhỏ:

“Trong Kinh Lạy Cha chúng ta cầu nguyện: ‘Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con’. Đó là một đẳng thức: hai bên đi cùng nhau. Nếu bạn không thể tha thứ, thì làm thế nào Thiên Chúa tha thứ cho bạn? Ngài muốn tha thứ cho bạn, nhưng Ngài sẽ không nếu bạn có tâm hồn khép kín, nơi mà lòng thương xót không thể bước vào. ‘Nhưng thưa Cha, con tha thứ, nhưng con không thể quên được điều như thế đã xảy ra với con…’. À, hãy xin Thiên Chúa giúp bạn lãng quên. Tuy nhiên, đó là một vấn đề khác. Chúng ta có thể tha thứ, nhưng chúng ta luôn luôn không thể lãng quên. Đôi khi chúng ta nói, ‘Tôi tha thứ cho ban”, nhưng chúng ta lại có ý, ‘bạn sẽ trả lại cho tôi sau đó’. Đừng bao giờ làm điều này: hãy tha thứ như Thiên Chúa tha thứ – tha đến cùng”.

Lòng thương xót “sẽ lãng quên”

Đức Giáo Hoàng tiếp tục nhấn mạnh rằng lòng thương xót, lòng thương cảm, sự tha thứ, Đức Giáo Hoàng lặp lại, là điều thuộc về Thiên Chúa nhiều nhất, và gợi nhắc rằng sự tha thứ hết lòng trao ban và lãnh nhận luôn luôn là một hành động của lòng thương xót Thánh:

“Chớ gì Mùa Chay chuẩn bị tâm hồn chúng ta để lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa – nhưng chúng ta hãy lãnh nhận sự tha thứ này và rồi hãy thực hiện như thế với người khác: tha thứ hết lòng. Có lẽ chưa bao giờ bạn thậm chí chào hỏi tôi ngoài đường, nhưng trong tâm hồn tôi thì tôi đã tha thứ cho bạn rồi. Bằng cách này, chúng ta tiến lại gần hơn nữa với điều quá lớn lao này, qua thuộc về Thiên Chúa này, vốn là lòng thương xót. Tha thứ, chúng ta hãy mở tâm hồn ra để lòng thương xót của Chúa có thể đến và tha thứ cho chúng ta, vì, tất cả chúng ta đều cần đến sự tha thứ, cần phải xin sự tha thứ. Chúng ta hãy tha thứ, và chúng ta sẽ được thứ tha. Chúng ta hãy có lòng thương xót với người khác, và chúng ta sẽ cảm nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng, khi Ngài tha, thì Ngài cũng lãng quên”.

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Vatican Radio
Nguồn: muoianhsang.com

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW