ĐGH Phanxicô – Diễn văn trước Cơ Quan An Sinh Xã Hội

10-11-2015 Chức năng bình luận bị tắt ở ĐGH Phanxicô – Diễn văn trước Cơ Quan An Sinh Xã Hội by

Anh Chị Em thân mến,

Tôi xin chào đón anh chị em bằng tấm lòng nhiệt thành, những thành viên và các giám đốc của Cơ Quan An Sinh Xã Hội, đang quy tụ ở đây trong buổi tiếp kiến đầu tiên trong lịch sử. Xin cám ơn các bạn rất nhiều! Xin cám ơn các bạn vì sự hiện diện của các bạn – các bạn thật là đông đảo! – và xin cám ơn Ngài Chủ Tịch vì những lời chân thành của Ngài.

Các bạn đang thi hành một vài cấp độ của nhiệm vụ bảo vệ các quyền có gắn với công việc; các quyền dựa trên bản chất tự nhiên của nó là con người nhân loại và trên phẩm giá trong sáng của con người. Điều đã được uỷ thác một cách đặc biệt cho sự quan tâm của các bạn là, điều tôi muốn diễn tả như là, một sự bảo vệ quyền được nghỉ ngơi. Tôi đang nói đến không chỉ là sự nghỉ ngơi đang được thực hiện và hợp pháp hoá bởi nhiều các dịch vụ xã hội (từ ngày nghĩ hàng tuần của những ngày lễ lạc – ở đây mọi công nhân đều có quyền: x. Gioan Phaolô II, Tông ThưLaborem Exercens, 19) mà còn và trên hết là đến chiều kích của con người nhân loại vốn đang thiếu các cội rễ thiêng liêng và vì điều đó mà về phần các bạn cũng đang có trách nhiệm.

Thiên Chúa mời gọi con người nghỉ ngơi (x. Xuất Hành 34:21; Đệ Nhị Luật 5:12.15) và chính bản thân Ngài cũng tham dự vào ngày thứ bảy (x. Xuất Hành 31:17; Sáng Thế 2:2). Do đó, theo ngôn ngữ của niềm tin, nghỉ ngơi là một chiều kích nhân loại và đồng thời thánh thiêng. Nhưng với một quyền tối hậu độ nhất: quyền không phải là một sự kiêng cữ công việc nặng nhọc và dấn thân thông thường, mà là một dịp để sống cách đầy tràng tính cách thọ tạo của con người, được chính Thiên Chúa nâng lên thành phẩm giá tuân thủ. Do đó, sự cần thiết phải “thánh hoá” sự nghỉ ngơi (x. Xuất Hành, 20:8) có liên hệ đến việc nghỉ vào Chúa Nhật hàng tuần được đặt ra – một thời gian giúp cho người ta chăm sóc đời sống gia đình, văn hoá, xã hội và tôn giáo (Văn Kiện Công Đồng Đại Kết, Hiến Chê Vui Mừng và Hy Vọng, 67).

Các bạn cũng thế, theo một nghĩa nhất định, là những cộng sự của sự nghỉ ngơi công bằng của con cái Thiên Chúa. Trong sự đa dạng các dịch vụ mà các bạn mang lại cho xã hội, cả về mặt chăm sóc lẫn an sinh, các bạn đóng góp để đặt các nền móng để việc nghỉ ngơi có thể được sống như là một chiều kích con người cách đúng đắn và, do đó, mở ra khả năng của một cuộc gặp gỡ sống động với Thiên Chúa và người khác.

Việc này, vốn là một vinh dự, đồng thời trở thành một gánh nặng. Thực ra, các bạn được mời gọi để đối diện với những thách đố phức tạp hơn bao giờ hết. Những phức tạp này bắt nguồn từ xã hội ngày nay, với tính nghiêm trọng về những quân bình của nó và sự mỏng giòn của các mối quan hệ của nó, ở trong thế giới việc làm, bị làm cho phiền nhiễu bởi sự không hiệu quả nghề nghiệp và bởi sự thay đổi của những chính sách đảm bảo được mang lại. Và nếu như một người sống như thế này, thì làm thế nào người ta có thể nghỉ ngơi? Nghỉ ngơi là quyền mà tất cả chúng ta có khi chúng ta làm việc; tuy nhiên, nếu tình hình thất nghiệp, bất công xã hội, lao động chui, hoặc sự thay đổi của công việc là quá mạnh mẽ, thì làm sao mà người ta có thể nghỉ ngơi? Chúng ta phải nói gì đây? Chúng ta nói đó là một việc đáng xấu hổ! “À, bạn muốn đi làm ư?” – “Đúng!” – “Rất tốt. Hãy đi đến chỗ thoả thuận: bạn bắt đầu làm việc vào Tháng Chín nhưng đến tận Tháng Bảy, và, sau Tháng Bảy, Tháng Tám và một phần Tháng Chín bạn không ăn uống gì và bạn không nghỉ ngơi”. Điều này đang xảy ra hôm nay! Và nó đang xảy ra trong toàn thế giới ngày nay. Và ở đây, cũng đang xảy ra tại Rôma này! Nghỉ ngơi, bởi vì có công việc, bằng không, thì một người không thể nghỉ ngơi.

Hơn thế, một thời gian trước đây, thường có liên hệ đến việc kết thúc lương hưu đối với việc đạt tới điều gọi là lứa tuổi thứ ba, mà trong đó để tận hưởng việc nghỉ ngơi xứng hợp và mang lại sự không ngoan và cố vấn cho các thế hệ mới. Thời đại hiện nay đã thay đổi cách nhạy bén những nhịp điệu này. Mọt mặt, tính chung cục của việc nghỉ ngơi đã được mong đợi, đôi khi bị làm loãng theo thời gian, đôi khi bị tái thương lượng với những thái cực khác thường, làm sai lệch chính giả thuật về sự ngừng lại của công việc. Mặt khác, sự cần thiết về sự chăm sóc vẫn còn đó, cho cả người đã mất hoặc chưa bao giờ có việc làm, cũng như cho người đã bị giới hạn trước sự ngắt quãng vì một vài lý do khác nhau. Nếu một người ngừng lại công việc thì dịch vụ y tế sẽ suy sụp…

Nhiệm vụ khó khăn của các bạn là nhận thấy rằng các khoản tiền trợ cấp không thể thiếu là không thiếu được đối với sự tồn tại của những người đang thất nghiệp và gia đình của họ. Trong số các ưu tiên của các bạn, thì một sự quan tâm đặc biệt đến công việc thuộc phái nữ phải không được thiếu, cũng như là sự chăm sóc mẫu tử, điều phải luôn luôn bảo vệ sự sống mới nở và người đang phục vụ cho sự sống ấy mỗi ngày. Hãy bảo vệ phụ nữ, công việc của phụ nữ! Bảo hiểm dành cho tuổi già, bệnh tật, tai nạn gắn liền với công việc phải không được thiếu. Quyền đối với lương hưu cũng không được thiếu và tôi nhấn mạnh là quyền – lương hưu là một quyền! – như chính nó là. Hãy ý thức về phẩm giá cao quý của mỗi người làm việc, mà công việc của các bạn là để nhằm phục vụ cho việc ấy. Bằng việc hỗ trợ cho thu nhập của họ trong và sau thời gian làm việc các bạn góp phần cho phẩm chất của sự dấn thân của họ như là một sự đầu tư cho cuộc sống theo phẩm giá của một con người.

Hơn thế nữa, làm việc có nghĩa là kéo dài công việc của Thiên Chúa trong lịch sử, góp phần của nó theo một cách thế cá nhân, hữu ích và sáng tạo (x. ibid., 34). Bằng việc hỗ trở công việc các bạn cũng hỗ trợ công việc này nữa. Và, hơn nữa, bằng việc đảm bảo một sự tồn tại xứng hợp cho người phải rời hoạt động làm việc, các bạn tái xác định thực tại sâu xa nhất: công việc, thực ra, không thể thuần tuý là một bánh lái trong một cơ chế hư hỏng làm kìm hãm lại các nguồn lực để đạt được các khoản lợi lớn lao hơn. Do đó, việc làm không thể bị kéo dài hay giảm thiểu theo nghĩa kiếm lợi của một vài người và một vài hình thức hiệu năng hy sinh các gia trị, các mối quan hệ và nguyên tắc. Điều này thật đúng đối với kinh tế nói chung, “có thể không còn biến thành các phương dược vốn là một chất độc mới, chẳng hạn như việc nỗ lực để gia tăng lợi nhuận bằng việc giảm lực lượng lao động và do đó làm gia tăng tỷ lệ người bị loại trừ (Tông Huấn Evangelii Gaudium, 204). Và đúng thật, tương tự, đối với tất cả các tổ chức xã hội, những tổ chức mà nguyên tắc, chủ thể và cùng đích của nó là và phải là con người nhân loại (x. Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Gaudium et Spes, 25). Phẩm giá của con người không bao giờ có thể được phép xâm hại, không được ngay cả khi con người ngừng để có hiệu năng về kinh tế.

Một số người trong các bạn có thể nghĩ: “Nhưng Vị Giáo Hoàng này sao lại lạ thế: trước hết ông ta nói về sự nghỉ ngơi, và rồi ông ta nói tất cả những điều thuộc về quyền làm việc!” Tất cả chúng đều có liên hệ với nhau! Sự nghỉ ngơi đích thực bắt nguồn cách cụ thể từ công việc! Một người có thể nghỉ ngơi khi người ấy chắc chắn là có công việc an toàn, là điều mang lại phẩm giá, đối với chính bản thân và với gia đình. Và người ta có thể nghỉ ngơi khi tuổi già được đảm bảo vì có lương hưu, vốn là một quyền. Cả hai đều có liên hệ với nhau: sự nghỉ ngơi đích thực và công việc.

Con người phải không bị lãng quên: đây là một mệnh lệnh. Con người phải được yêu thương và phục vụ bằng sự chăm sóc, trách nhiệm và sự sẵn sàng. Làm việc đối với người làm việc, chứ không phải là người sau cùng muốn làm thế mà không thể. Để làm thế, không phải như công việc của tình liên đới mà là như một nghĩa vụ của công lý và sự bổ trợ. Hãy hỗ trợ người yếu thế nhất, để không ai thiếu phẩm giá và sự tự do để sống một cuộc sống đúng chất con người.

Xin cám ơn các bạn rất nhiều vì cuộc gặp gỡ này. Tôi khẩn xin xuống trên mỗi người các bạn và gia đình các bạn phúc lành của Thiên Chúa. Tôi đảm bảo với các bạn sự tưởng nhớ của tôi trong cầu nguyện và tôi xin các bạn, xin hãy cầu nguyện cho tôi.

Joseph C. Pham chuyển ngữ từ Zenit

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW