Con đường nên Thánh có thể gây rạn vỡ

13-07-2013 Chức năng bình luận bị tắt ở Con đường nên Thánh có thể gây rạn vỡ by

Án phong chân phước cho Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cần được xử lý thận trọng.

Tại nghi lễ đặc biệt hôm thứ Bảy tuần trước, Đức Thánh cha Phanxicô hội kiến các giáo sĩ và viên chức tham gia thu thập dữ liệu phong chân phước cho Đức Hồng Y Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong hai năm qua.

Đức Hồng Y Văn Thuận bị bỏ tù 13 năm, trong đó có 9 năm bị biệt giam tại Hà Nội,  sau khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục phó Sài Gòn chỉ bảy ngày trước khi Miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng sản Miền Bắc vào năm 1975.

Ngài được trả tự do năm 1988 và được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II triệu sang Rôma. Sau đó Ngài làm chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Công lý và Hòa bình cho đến khi qua đời vào năm 2002.

Trong nghi lễ hôm đó, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ “niềm vui” về việc Đức Hồng Y Văn Thuận đang trên đường tiến lên bàn thờ – hiện nay trường hợp của Ngài sẽ được Bộ Phong Thánh đảm nhận – và nói rằng “danh tiếng thánh thiện” của Ngài bay xa nhờ lời chứng của nhiều người biết rõ Ngài.

Nhiều Linh mục và giáo dân Công giáo từ Việt Nam di cư sang Châu Âu, Châu Mỹ và Úc, có mặt trong 500 người tham dự nghi lễ tại Rôma, sự kiện chính trong loạt sự kiện dài ba ngày mang chủ đề Văn Thuận do Vatican tổ chức.

Nhưng trong bài phát biểu vắn tắt, theo văn phòng báo chí Vatican đưa tin, Đức Giáo Hoàng người Archentina không nhắc đến từ “Việt Nam” lần nào.

Đức Phanxicô chỉ khen ngợi Đức Hồng Y Văn Thuận là “người con của phương Đông”.

Điều này cho thấy quá trình tôn phong chân phước cho Đức Hồng Y Văn Thuận hiện đang bước vào giai đoạn nhạy cảm nhất, giai đoạn mà trong đó tình trạng quan hệ ngoại giao dễ đổ vỡ giữa Tòa Thánh và Việt Nam sẽ quan trọng như “các đức tính phi thường” của người Kitô hữu nơi Ngài và các phép lạ được cho là do Ngài làm.

Việt Nam và Vatican đã nhiều năm theo đuổi việc nối lại quan hệ hữu nghị trong thận trọng, và đã dẫn tới một sự đột phá bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao thông qua vị đại diện của Vatican ở Singapore là Đức ông Leopoldo Girelli.

Nhưng trong cuộc họp song phương gần đây nhất, Vatican đã thúc giục thiết lập quan hệ cho giai đoạn tiếp theo, bằng cách công khai kêu gọi tạo sự hiện diện ngoại giao của Vatican chính thức và lâu dài hơn trong nước này “càng sớm càng tốt”.

Việc này diễn ra khi báo cáo về các vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo và quấy rối Linh mục và các cộng đoàn Công giáo tại Việt Nam tăng gấp bội.

Đức Hồng Y của thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo trong cuộc phỏng vấn với (ucanews.com) không nên hoàn toàn tin lời nói của chính quyền, vì các chính sách tôn giáo của nhà nước “làm người dân cảm thấy bị đe dọa, nghi ngờ và bất mãn”.

Thêm vào đó, nếu tường thuật tiểu sử của Đức Hồng Y Văn Thuận là tù nhân chính trị và là cháu của tổng thống Miền Nam Việt Nam đầu tiên Ngô Đình Nhiệm có thể gây bùng nổ.

Trong khi người lớn tuổi biết rõ Ngài, thế hệ trẻ biết rất ít về Ngài, do Ngài bị ngồi tù lâu và sống tha hương.

Thông điệp phi bạo lực và hòa giải của Đức Hồng Y Văn Thuận, cũng như việc ngài can đảm bảo vệ đức tin, hiện nay có thể khiến cho chính quyền lúng túng.

Khoảng 65% trong 90 triệu dân ở Việt Nam dưới tuổi 35, trong khi có khoảng 7 triệu người Công giáo.

Nhưng điều này có thể thay đổi khi quá trình tôn phong chân phước được tiến hành, theo Linh mục Gioakim Hiền, người Mỹ gốc Việt làm liên lạc giữa người Công giáo Việt Nam và Hội đồng Giám mục Mỹ.

Tiểu sử của Đức Hồng Y Văn Thuận “sẽ rất thú vị, đặc biệt là đối với người trẻ ở Việt Nam đang tìm hy vọng trong tương lai”, Ngài phát biểu với (ucanews.com).

“Ngài là vị Giám mục trẻ mang thông điệp hy vọng đến cho Việt Nam trong thời chiến, nên nhiều người trẻ ngày nay bắt đầu tìm hiểu về Ngài có thể tìm thấy hy vọng cho tương lai mình, dù họ là ai và thuộc tôn giáo nào đi nữa”.

Vì ngày càng nhiều người trẻ ra nước ngoài học tập, họ sẽ tiếp cận thông tin về Đức cố Hồng Y tốt hơn và “sẽ mang thông điệp đó về nước”, Ngài nói.

Việc chính quyền Việt Nam sẽ phản ứng về chuyện này gần như chắc chắn.

“Không may, cho đến ngày nay những bài viết của Đức Hồng Y Văn Thuận vẫn không được tự do lưu hành”, Linh mục Phaolô Phan Văn Hiền, người Việt Nam, phát biểu với hãng tin Fides của Vatican.

“Chính quyền vẫn còn nghi ngờ về vị anh hùng đức tin này. Nhưng ngay cả những người không Công giáo cũng hỏi xin các tác phẩm của Ngài, qua truyền miệng hay trực tiếp. Chính quyền chắn lo sợ bị ‘lu mờ’ bởi ánh sáng phát ra từ Đức Hồng Y”.

Theo cha Gioankim Hiền, chính quyền Cộng sản Việt Nam không cần phải lo sợ Đức Hồng Y Văn Thuận.

“Tôi hy vọng họ sẽ công nhận Ngài là một con người giàu lòng tin, một con người yêu Việt Nam tha thiết. Ngài có niềm tin mạnh mẽ nơi Thiên Chúa và rất tin tưởng vào tương lai của dân tộc Việt Nam”, Ngài nói.

Thực vậy, Ngài đề nghị các lãnh đạo Đảng Cộng Sản nên noi gương Đức Hồng Y Văn Thuận “để thăng tiến bản thân và thăng tiến người dân”.

Điều này nằm cam kết tích cực mà Giáo hội đang cố thực hiện với chính quyền Việt Nam.

Việt Nam hiện đang bận xem xét lại hiến pháp và Giáo hội Công giáo đã trình đề xuất riêng. Trong đó, Giáo hội  phản đối giả thuyết cho rằng Đảng Cộng Sản là “lực lượng hướng dẫn nhà nước và xã hội”, và chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng ý thức hệ.

“Giáo hội muốn làm cho hiến pháp tốt hơn. Giáo hội đang khích lệ chính quyền can đảm bước đi, vì tất cả người dân Việt Nam. Ban lãnh đạo Việt Nam không nên sợ tiến bộ”, Cha Gioakim Hiền nói.

(UCAN 12-07-2013)

About the author

The author didnt add any Information to his profile yet

Bản quyền © 2012 | www.giaoxukesat.com
ĐỊA CHỈ: SỐ 1/2 - KHU PHỐ 3 - PHƯỜNG TÂN BIÊN - BIÊN HOÀ - ĐỒNG NAI

Giáo Xứ Kẻ Sặt

FREE
VIEW